moitruongplus Nhà máy nước Nam Phương có độ cao ngang bằng trung tâm TP. Bảo Lộc, có vị trí dễ tiếp cận các khu dân cư thuộc TP. Bảo Lộc và giá bán nước đầu nguồn của Nhà máy là 4.305 đồng/m3, đây là mức giá rất cạnh tranh.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 5/1/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 trên địa bàn, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp, nhà đầu tư. Đây là hoạt động thiết thực, hiệu quả để Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, tiếp nhận, lắng nghe kiến nghị, phản ánh, những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.


Nhà máy nước Nam Phương, TP.Bảo Lộc 

Tại Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Thiên Hoà An (Công ty Thiên Hoà An) Nguyễn Thanh Tùng - Chủ đầu tư Nhà máy nước Nam Phương, thành phố (TP) Bảo Lộc, đã nêu thực trạng dư thừa nguồn nước sạch, dẫn tới lãng phí rất lớn tài nguyên nước: Dự án Nhà máy nước Nam Phương đươc UBND tỉnh  Lâm Đồng cấp phép và dự án hoàn thành, đưa vào hoạt động năm 2016, với công suất 9.600m3/ngày đêm. Hiện tại, Nhà máy nước Nam Phương mới tiêu thụ được 40% công suất, còn dư 5.700m3 /ngày đêm. Theo đó, nhà máy nước Nam Phương có độ cao ngang bằng trung tâm TP. Bảo Lộc, có vị trí dễ tiếp cận các khu dân cư thuộc TP. Bảo Lộc và giá bán nước đầu nguồn của Nhà máy là 4.305 đồng/m3, đây là mức giá rất cạnh tranh.

Vì vậy, Giám đốc Công ty Thiên Hoà An đề xuất phương án sử dụng sản lượng đang dư thừa, trên 5.000m3/ngày đêm, sẵn có của nhà máy nước Nam Phương, cung cấp cho TP. Bảo Lộc. Như vậy: Giá mua bán nước hợp lý, đảm bảo lợi ích cộng đồng, người dân được hưởng lợi. Đáng chú ý là địa phương không tốn chi phí hơn 50 tỷ đồng, để truyền dẫn 5.000m3 nước từ Lộc Sơn về TP. Bảo Lộc, từ đó sử dụng hợp lý nguồn vốn và tài nguyên địa phương cho các dự án khác.

Tại buổi tiếp xúc doanh nghiêp, Giám đốc Công ty Thiên Hoà An, kiến nghị UBND tỉnh điều chỉnh lại quy hoạch định hướng cấp nước TP. Bảo Lộc: Quyết định số 1194/QĐ-UBND ngày 16/6/2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng, cho phù hợp với Quyết định số 1848/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 và Quyết định số 1727/QĐ-TTg ngày 29/12/2023, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Lâm Đồng, tầm nhìn đến năm 2050.


Văn bản chỉ đạo giải quyết kiến nghị của UBND tỉnh Lâm Đồng

Ngay sau cuộc gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp, ngày 4/7/2024, UBND tỉnh Lâm Đồng có Văn bản số 5507/UBND-TH3, về việc xử lý kiến nghị của Công ty CPĐT Thiên Hoà An, do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Võ Ngọc Hiệp ký, có nội dung; Tại buỗi gặp gỡ, đối thoại doanh nghiệp năm 2024 của tỉnh Lâm Đồng, UBND tỉnh nhận được kiến nghị của Công ty CPĐT Thiên Hoà An về việc cho phép Công ty cấp bổ sung 5.000m3/ngày đêm nước sạch cho TP.Bảo Lộc, nhằm đảm bảo việc cung cấp nước cho TP. Bảo Lộc, thay vì tiến hành đầu tư xây dựng mới nhà máy nước sông Đại Nga và điều chỉnh quy hoạch cấp nước TP. Bảo Lộc. UBND tỉnh giao UBND TP. Bảo Lộc, chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng, các sở, ngành có liên quan, tổ chức làm việcvới Công ty CPĐT Thiên Hoà An, Công ty CP Cấp thoát nước và Xây dựng Bảo Lộc (doanh nghiệp nhà nước quản lý mạng lưới cấp nước TP. Bảo Lộc) để xem xét, giải quyết kiến nghị của Công ty Thiên Hoà An, báo cáo UBND tỉnh kết quả làm việc trước ngày 15/7/2024.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng, ngày 16/7/2024, UBND TP.Bảo Lộc đã tổ chức cuộc họp, với sự tham dự của lãnh đạọ các sở, ngành, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, làm việc với Công ty Thiên Hoà An. Đối với nội dung Cho phép Công ty Thiên hoà An cấp bổ sung 5.000m3/ngày đêm nước sạch  cho TP. Bảo Lộc, nhằm đảm bảo việc cấp nước cho TP. Bảo Lộc, thay vì tiến hành đầu tư xây dựng mới Nhà máy nước sông Đại Nga. Qua kiểm tra, rà soát, Công ty Thiên Hoà An phải ưu tiên cấp nước cho Khu công nghiệp Lộc Sơn, với công suất 8.900m3/ngày đêm và phần còn lại sẽ cấp nước cho các địa bàn khác của thành phố với công suất 700m3/ngày đêm.

Trên thực tế, Công ty Thiên Hoà An đang cấp nước cho Khu công nghiệp Lộc Sơn khoảng 400m3/ngày đêm, cấp nước cho các địa bàn khác của TP. Bảo Lộc (thông qua Công ty cổ phần Cấp thoát nước và Xây dựng Bảo Lộc) ,khoảng 3.500m3/ngày đêm. Theo Ban quản lý các Khu công nghiệp thì nhu cầu sử dụng nước của các doanh nghiêp trong Khu công nghiệp Lộc Sơn khoiảng 3.000m3/ngày đêm. UBND TP.Bảo Lộc giao Phòng Quản lý độ thị làm việc vớí Công ty Thiên Hoà An, Công ty cổ phần Cấp thoát nước và Xây dựng Bảo Lộc, để thống nhất phương án phân vùng phục vụ cấp nước trên địa bàn TP. Bảo Lộc, tham mưu UBND thành phố báo cáo UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.

Với nội dung đề nghị điều chỉnh quy hoạch cấp nước TP. Bảo Lộc: Hồ Nam Phương là hồ đa chức năng, UBND TP ghi nhận ý kiến của Công ty, sẽ nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền khi thực hiện việc đề xuất điều chỉnh Quy hoạch chung TP.Bảo Lộc và vùng phụ cận đến năm 2040. Trước mắt thành phố duy trì công năng của hồ Nam Phương với các chức năng là hồ cảnh quan, điều tiết tiêu và cấp nước sinh hoạt với công suất cấp nước theo Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp cho Công ty Thiên Hoà An.

Dư luận cộng đồng doanh nghiệp cho rằng, với sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Lâm Đồng, các kiến nghị, đề xuất và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp cần được các cơ quan chức năng hướng dẫn, tháo gỡ kịp thời, giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ổn định, lâu dài, yên tâm với môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fggtr
hfgf
vfdgfd
sfd

Thanh Hóa: Công an vào cuộc điều tra về vụ phá rừng ở xã Điền Lư, huyện Bá Thước

Liên quan với việc phá hơn 4.000m2 rừng tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b,. UBND huyện Bá Thước đã giao cho Công an huyện, các ban ngành liên quan, UBND xã Điền Lư vào cuộc điều tra.

Thanh Hóa: Hơn 4 nghìn mét vuông diện tích rừng bị chặt phá, đốn hạ

Với 4.490 mét vuông, 108 cây bị đốn hạn, chạt phá, khối lượng gỗ là 5,75m3 trái phép xảy ra tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc địa phận thôn Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b, huyện Bá Thước khiến người dân bức xúc.

Bình Dương: Cần kiểm tra cán bộ kiểm lâm “liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép? (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương đã lên tiếng về vụ việc cán bộ kiểm lâm "liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép.

Huyện Vĩnh Cửu cần xử lý dứt điểm về xây dựng trái phép tại xã Tân An (Video 3)

UBND xã Tân An ( Vĩnh Cửu) xin gia hạn thời gian lập biên bản vi phạm hành chính (VPHC) đối với vi phạm tại các thửa đất số 303, 320, 319, 313 tờ 60 thuộc xã Tân An sau khi báo chí phản ánh với nội dung chính là xin gia hạn thời gian lập biên bản VPHC.

Yên Bái: Chủ động ứng phó mưa lớn từ đêm 20/8

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái vừa có Công văn số 46/BCH-PCTT yêu cầu thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Phú Xuyên cưỡng chế thu hồi đất của 15 hộ dân để thông tuyến đường trục phía Nam

Ngày 13/8/2024, UBND huyện Phú Xuyên đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của 15 hộ dân để triển khai xây dựng dự án đường trục phía Nam. Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Trọng Vĩnh trực tiếp chỉ đạo cưỡng chế.