moitruongplus Theo kết quả kiểm tra của TP. Quảng Ngãi, phản ánh về tình trạng khai thác, chế biến đá trái phép tại xã Tịnh Hòa của Môi trường và Đô thị điện tử là đúng thực tế.

Vừa qua, TP. Quảng Ngãi đã tiến hành kiểm tra nội dung báo chí phản ánh, cho thấy: Có 02 vị trí tập kết và chế biến khoáng sản (đá) tại tọa độ 108’52’38’; 15’13’7’ thuộc xóm Bình Thạnh, thôn Trung Vĩnh, xã Tịnh Hòa (tại thời điểm kiểm tra có công nhân đang hoạt động chế biến đá).

Theo UBND xã Tịnh Hòa, vị trí tập kết và chế biến khoáng sản này là của ông Phạm Huỳnh (công dân xã Tịnh Thiện, thuê đất của ông Phạm Vinh - công dân xã Tịnh Hòa), thu mua đá nguyên khai có đường kính từ 50cm - 70cm từ các địa phương khác thuộc huyện Bình Sơn và xã Tịnh Thiện, thành phố Quảng Ngãi để chế biến thành đá COBIC bán ra thị trường theo nhu cầu.


Bãi chứa đá của ông chủ Huỳnh – người chuyên khai thác, sản xuất đá đen lâu năm ở xã Tịnh Hòa.

Ông Phạm Huỳnh là hộ kinh doanh tại xã Tịnh Thiện, ngành nghề mua bán vật liệu xây dựng theo Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số 34A8008007 do Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Quảng Ngãi cấp ngày 16/5/2014, đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 17/6/2020.

Việc tập kết chế biến đá của ông Phạm Huỳnh đã tồn tại trên địa bàn xã Tịnh Hòa từ 2017. Tuy nhiên, thời gian qua, UBND xã đã chỉ đạo kiểm tra và phát hiện nguồn khoáng sản nêu trên đều không có giấy tờ, xuất xứ, là vi phạm pháp luật về khai thác, kinh doanh khoáng sản.

Ngày 31/10/2023, Công an xã đã lập biên bản yêu cầu ông Phạm Huỳnh phải di chuyển toàn bộ số đá trên ra khỏi địa bàn xã Tịnh Hòa; Cấm doanh nghiệp hoạt động mua bán, tập kết khoáng sản đá không rõ nguồn gốc hợp pháp trên địa bàn. Theo đó, ông Phạm Huỳnh đã ký bản cam kết đến hết ngày 31/12/2023 sẽ di chuyển toàn bộ số đá trên ra khỏi địa bàn xã Tịnh Hòa theo yêu cầu địa phương.

Còn tại vị trí tọa độ 108’52’1’ ; 15’13’7’ thuộc xóm Trung Mỹ, thôn Trung Vĩnh, xã Tịnh Hòa (tại thời điểm kiểm tra không có công nhân hoạt động chế biến đá), là của ông Đặng Thanh Tùng (công dân xã Tịnh Hòa) thu mua đá nguyên khai có đường kính từ 20cm – 3cm của các hộ dân có rẫy cải tạo để trồng cây keo (ông Tùng được dân thuê xe máy đào để cải tạo đất với chi phí 4.500.000đ/ca máy; quá trình cải tạo có phát sinh đá trong rẫy nên người dân lấy số đá này cấn trừ vào tiền ca máy nhằm giảm bớt chi phí); sau đó thuê thợ địa phương để chế biến thành đá COBIC bán ra thị trường theo nhu cầu.


Đá đen khai thác tại khu vực rẫy keo của dân ở thôn Trung Vĩnh, xã Tịnh Hòa.

Vị trí tập kết và chế biến khoáng sản này ông Đặng Thanh Tùng thuê đất của ông Tuấn (công dân thôn Trung Vĩnh – Tịnh Hòa). Ông Đặng Thanh Tùng là hộ kinh doanh tại xã Tịnh Hòa, ngành nghề Mua bán vật liệu xây dựng theo Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số 34A8021515 do Phòng Tài chính-Kế hoạch thành phố Quảng Ngãi cấp ngày 13/12/2022 do vợ ông là bà Lê Thị Ca đứng tên.

Việc tập kết chế biến đá của ông Đặng Thanh Tùng đã tồn tại trên địa bàn Tịnh Hòa từ khoảng đầu năm 2023 đến nay. Tuy nhiên, thời gian qua, UBND xã đã chỉ đạo kiểm tra và phát hiện nguồn gốc của khoáng sản nêu trên đều không có giấy tờ, xuất xứ, là vi phạm pháp luật về khai thác, kinh doanh khoáng sản.

Ngày 31/10/2023, Công an xã đã lập biên bản và ông Đặng Thanh Tùng đã ký bản cam kết đến hết ngày 31/12/2023 sẽ di chuyển toàn bộ số đá trên ra khỏi địa bàn xã Tịnh Hòa theo yêu cầu địa phương.

Từ những kết quả kiểm tra nêu trên, căn cứ quy định của pháp luật, Đoàn kiểm tra nhận thấy: "Hành vi khai thác, tập kết, chế biến và mua bán khoáng sản đá tại thôn Trung Vĩnh, xã Tịnh Hòa của ông Phạm Huỳnh và ông Đặng Thanh Tùng thuộc những hành vi bị cấm tại Khoản 7 Điều 8 Luật khoáng sản năm 2010 và phải bị xử phạt vi phạm hành chính tại: Khoản 1 Điều 47 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP; Ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản; Khoản 1, Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”.


Một trong những điểm sản xuất đá của ông Đặng Thanh Tùng, ở xã Tịnh Hòa, TP. Quảng Ngãi.

"Tình trạng khai thác, tập kết, chế biến và mua bán khoáng sản đá tại thôn Trung Vĩnh, xã Tịnh Hòa của ông Phạm Huỳnh và ông Đặng Thanh Tùng đã xảy ra trên địa bàn từ lâu, nhưng UBND xã chưa có biện pháp ngăn chặn, quản lý kịp thời gây thất thoát tài nguyên khoáng sản; gây dư luận không tốt trong nhân dân, báo chí đã phản ánh là thiếu trách nhiệm trong quản lý nhà nước tại địa phương được quy định tại Khoản 3 Điều 18 Luật khoáng sản năm 2020 và Khoản 3 Điều 17 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản” – Báo cáo kiểm tra nêu rõ.

Để chấn chỉnh tình trạng khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố nói chung và xã Tịnh Hòa nói riêng, UBND thành phố Quảng Ngãi yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, phường phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố và theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.

Đối với UBND xã Tịnh Hòa, cần khẩn trương tổ chức kiểm tra, rà soát thực tế trên địa bàn xã, trong đó có thôn Trung Vĩnh, để đánh giá thực trạng khoáng sản trên địa bàn quản lý; lấy ý kiến nhân dân, tổng hợp báo cáo đề xuất bổ sung các khu vực có khoáng sản vào Quy hoạch khoáng sản tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (nếu có) để tổ chức cấp phép khai thác theo quy định của pháp luật.

UBND xã khẩn trương lập kế hoạch bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn; chủ động, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các hành vi khai thác, chế biến và vận chuyển khoáng sản trái phép tại địa phương.


Những người thợ đang bốc xếp đá đen lên xe đưa ra bãi chứa.

Giao Công an thành phố Quảng Ngãi, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị… theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, phối hợp hướng dẫn địa phương tổ chức thực hiện; kiểm tra, nắm bắt tình hình, tham mưu UBND Thành phố xử lý các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền…

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

hgfh
ffd
gd
fwefw

Thanh Hóa: Tạm dừng khai thác khoáng sản khu vực mỏ đá vôi vì phát hiện hang động thuộc xã Hà Long

Ngày 15/4, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành công văn số 5204/UBND-CN về việc tạm dừng khai thác khoáng sản tại khu vực mỏ đá vôi phát hiện hang động thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung của Công ty TNHH Tiến Thịnh.

Thanh Hóa: Bãi tập kết đất, đá không phép gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông

Một bãi tập kết đất, đá tự phát nằm trên đất nông nghiệp, hàng lang an toàn giao thông của một doanh nghiệp trên địa bàn xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đang gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn gia thông.

Sóc Sơn (Hà Nội): Ai chịu trách nhiệm xử lý phục hồi môi trường sau việc khai thác đất trái phép?

Khai thác đất trái phép không chỉ làm thất thoát nguồn tài nguyên, ngân sách nhà nước, tác động xấu đến môi trường mà còn gây ra sự bất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh giữa các đơn vị, doanh nghiệp có phép và không phép.

Quy Nhơn - Bình Định: Cần kiểm tra hoạt động mỏ đất tại KCN Long Mỹ gây ô nhiễm môi trường

Việc khai thác và vận chuyển khoáng sản tại mỏ đất Thành Châu trong KCN Long Mỹ đang còn nhiều bất cập bởi công tác bảo vệ môi trường chưa triệt để. Hệ lụy ô nhiễm môi trường, khói bụi, không lắp dặt trạm cân, camera đấy là những gì đang tồn tại nơi đây.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su

Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Hòa Bình: Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc

Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại khu vực suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình nhưng vẫn chưa xác định được đối tượng khai thác. (Theo thông tin từ Công an xã Cao Sơn vào ngày 3/4/2024).