moitruongplus Ngày 27/11, UBND tỉnh Bình Định đã công bố kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh sau cuộc họp nghe báo cáo về công tác quản lý các mỏ vật liệu phục vụ thi công các công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn.

Nhằm tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ thực hiện tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam và các dự án đầu tư trọng điểm của tỉnh. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, hậu kiểm sau khi cấp phép khai thác đối với mỏ vật liệu phục vụ thi công qua tỉnh Bình Định vẫn chưa được thực hiện chặt chẽ.

Để khắc phục tình trạng này, ông Nguyễn Tuấn Thanh đề xuất Ban Quản lý dự án 2 và Ban Quản lý dự án 85 cần tăng cường trách nhiệm trong việc theo dõi, giám sát hoạt động khai thác mỏ vật liệu của các đơn vị thi công, đảm bảo tuân thủ phạm vi, vị trí, diện tích, khối lượng để phục vụ các Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025, đặc biệt là đoạn qua tỉnh Bình Định do Ban quản lý.


UBND các huyện, thị xã, thành phố cần khẩn trương thành lập tổ kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn.

Các nhà thầu thực hiện nghiêm túc, tuân thủ đầy đủ các quy trình, quy định, đặc biệt là việc khai thác mỏ vật liệu xây dựng phải đúng mục đích, phục vụ thi công công trình cao tốc đã được cấp phép có thẩm quyền (không được bán ra ngoài hoặc sử dụng cho công trình khác).

Việc nghiệm thu khối lượng đã khai thác sẽ được gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có tình trạng khai thác trái phép gây thất thoát nguồn tài nguyên. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác mỏ vật liệu, tưới nước đường công trình, che chắn vật liệu trong quá trình vận chuyển để tránh rơi vãi, gây bụi, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực, đồng thời đảm bảo công tác an toàn giao thông.

Nếu thực hiện không tốt có thể xảy ra tình trạng khiếu nại kiện tụng, các Ban và chủ mỏ khai thác sẽ phải chịu trách nhiệm giải trình và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu các Ban Quản lý dự án của tỉnh (chủ đầu tư) làm việc và yêu cầu các đơn vị thi công sử dụng xe vận chuyển vật liệu xây dựng phải có bảng hiệu công trình, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.

Đặc biệt, cần tổ chức triển khai đồng bộ hệ thống camera (có chức năng đếm), thiết bị quẹt thẻ xe kể cả tại mỏ khoáng sản và khu vực thi công công trình để thuận lợi trong công tác kiểm tra, đối chiếu số lượng xe vận chuyển khoáng sản từ vật liệu đến chân công trình. Đảm bảo việc sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng đúng khối lượng theo mục đích phục vụ thi công công trình, dự án đã được UBND tỉnh chấp thuận.

Ngoài ra, yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố, khẩn trương thành lập tổ kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn.

Tổ trưởng là lãnh đạo UBND cấp huyện và các thành viên thuộc cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND cấp huyện, nhằm phát hiện kịp thời, có biện pháp ngăn chặn từ xa và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các trường hợp khai thác, sử dụng khoáng sản không đúng quy định. Tạo sức ép, nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, sử dụng khoáng sản không đúng mục đích.

"Định kỳ hàng tháng, chỉ đạo kiểm tra trách nhiệm của lãnh đạo UBND cấp xã liên quan trong công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân bao che hoạt động khai thác khoáng sản trái phép", ông Tuấn Thanh nói.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh yêu cầu lực lượng công an phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, phát hiện kịp thời, xử lý các hành vi vi phạm về khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường tại các khu vực mỏ; điều tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân khai thác, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

hgfh
ffd
gd
fwefw

Thanh Hóa: Tạm dừng khai thác khoáng sản khu vực mỏ đá vôi vì phát hiện hang động thuộc xã Hà Long

Ngày 15/4, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành công văn số 5204/UBND-CN về việc tạm dừng khai thác khoáng sản tại khu vực mỏ đá vôi phát hiện hang động thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung của Công ty TNHH Tiến Thịnh.

Thanh Hóa: Bãi tập kết đất, đá không phép gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông

Một bãi tập kết đất, đá tự phát nằm trên đất nông nghiệp, hàng lang an toàn giao thông của một doanh nghiệp trên địa bàn xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đang gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn gia thông.

Sóc Sơn (Hà Nội): Ai chịu trách nhiệm xử lý phục hồi môi trường sau việc khai thác đất trái phép?

Khai thác đất trái phép không chỉ làm thất thoát nguồn tài nguyên, ngân sách nhà nước, tác động xấu đến môi trường mà còn gây ra sự bất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh giữa các đơn vị, doanh nghiệp có phép và không phép.

Quy Nhơn - Bình Định: Cần kiểm tra hoạt động mỏ đất tại KCN Long Mỹ gây ô nhiễm môi trường

Việc khai thác và vận chuyển khoáng sản tại mỏ đất Thành Châu trong KCN Long Mỹ đang còn nhiều bất cập bởi công tác bảo vệ môi trường chưa triệt để. Hệ lụy ô nhiễm môi trường, khói bụi, không lắp dặt trạm cân, camera đấy là những gì đang tồn tại nơi đây.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su

Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Hòa Bình: Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc

Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại khu vực suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình nhưng vẫn chưa xác định được đối tượng khai thác. (Theo thông tin từ Công an xã Cao Sơn vào ngày 3/4/2024).