moitruongplus Kiểm soát trữ lượng để tránh thất thoát ngân sách của nhà nước; kiểm soát tải trọng để đảm bảo ATGT- VSMT; kiểm soát- nghiêm cấm việc khai thác ban đêm là bảo vệ giấc ngủ của người dân. Đó là những việc cấp bách mà tỉnh Yên Bái phải sớm vào cuộc

Thời gian gần đây, thông tin từ người dân các xã Mậu Đông và Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cho biết, nhiều tàu cuốc, tàu cát của Hợp tác xã (HTX) Hoàng Thắng hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông cả đêm lẫn ngày gây ô nhiễm tiếng ồn và kéo theo nhiều hệ lụy về môi trường, đất đai, vận tải.

Nhóm phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có mặt tại hiện trường để ghi nhận hoạt động khai thác khoáng sản có nhiều dấu hiệu sai phép này trong hai ngày 10-11/9.


Theo tìm hiểu của PV, ngày 28/6/2011, ông Phạm Duy Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã ký văn bản số 906/GP-UBND cho phép HTX dịch vụ tổng hợp Hoàng Thắng (HTX Hoàng Thắng) khai thác cát, sỏi bằng phương pháp lộ thiên tại 03 điểm cát, sỏi sông Hồng, thuộc xã Mậu Đông và xã Đông Cuông (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) với tổng diện tích: 20,1 héc-ta; khối luợng khai thác: 1-122, 2-122, 3-122; trữ lượng khai thác: 336.475m³; công suất khai thác: 24.139 m³/năm; thời hạn khai thác: 14,5 năm...
Trong ảnh: Ba tàu thuyền được cho là của HTX Hoàng Thắng đang khai thác cát sỏi từ lòng sông Hồng, đoạn chảy qua địa phận thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên- tỉnh Yên Bái (Ảnh chụp trưa 11/9/2023)


Bên phải, một tầu cuốc cỡ lớn đang bơm cát sỏi sang một tàu vận chuyển (sau khi vừa hút từ lòng sông). Bên trái, một tàu cát cũng chờ trực để "ăn hàng"


Đứng trên tỉnh lộ 163, ai cũng có thể quan sát thấy, nghe thấy tiếng động vang lên từ khai trường cát sỏi lòng sông Hồng này. Ảnh chụp 16h30 ngày 11/9.
Trao đổi qua điện thoại với Chủ tịch UBND xã Mậu Đông (huyện Văn Yên-Yên Bái) Phạm Trần Xuân, ông cho biết: Điểm khai thác này là trái phép và đã diễn ra từ lâu. Do thẩm quyền nên chúng tôi đã báo cáo lên UBND huyện nhưng đến nay vẫn tái diễn. Rất mong có sự phối hợp từ cơ quan thông tấn để xử lý dứt điểm.


Đáng quan ngại, theo nhiều người dân gần đây cho biết, hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông này diễn ra gần như 24/7 và cát sỏi sau khi được hút lên sẽ được bơm vào bãi chứa VLXD Tài Tám ngay cạnh đó.
Ảnh trên: Tàu cuốc đang hút cát sỏi sang tàu chở hồi 16h45 ngày 11/9. Còn ảnh dưới vẫn là "ekip tàu cát" này đang nạo hút lúc 22h09' ngày 11/9.


Cận cảnh tổ hợp tàu cuốc, tàu chở đang đang hoạt động khai thác cát sỏi gần bãi VLXD Tài Tám đêm 11/9. (Cầu Khai, Mậu Đông, Văn Yên, Yên Bái)


Khi phát hiện các hành vi bất minh (khai thác ban đêm), tổ PV đã liên hệ trực tiếp cho ông Y - Chỉ huy Đội Cảnh sát Kinh tế- Môi trường, Công an huyện Văn Yên (Yên Bái) thì ông này cho biết, sẽ cho anh em nắm tình hình, xác minh. 


Ảnh trên, bên trái là tàu chở cát (nghi từ giữa lòng sông, sau khi được khai thác) được bơm lên bãi VLXD Tài Tám bằng băng tải cỡ lớn. Ảnh chụp sáng chiều 10/9
Ảnh dưới, được cắt từ clip do PV MTĐT ghi nhận việc khai thác đêm 11/9 cũng tại khu vực - bối cảnh này.


Trang 3 của giấy phép khai thác khoáng sản cấp cho HTX Hoàng Thắng. Không biết, giấy phép này có cấp cho tọa độ, điểm khai thác cả ngày và đêm mà PV MTĐT nêu trên hay không? Trong khi chờ các ngành chức năng của huyện Văn Yên và tỉnh Yên Bái thanh, kiểm tra thì vẫn cần xem xét kỹ tại Điều 3 của Văn bản số 906/GP-UBND do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái ký có nêu:...Trong trường hợp HTX Hoàng Thắng vi phạm quy định của Luật Khoáng sản và các văn bản khác có liên quan...sẽ bị thu hồi giấy phép. 
Vậy nếu điểm khai thác trên nằm trong giấy phép cấp cho HTX Hoàng Thắng như ông Hùng (đại diện HTX) cho biết thì giấy phép này liệu có bị thu hồi theo quy định khi hoạt động khai thác cát sỏi đã vi phạm Điều 57 Luật Khoáng sản 2010, quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong khai thác khoáng sản và Bộ luật Lao động 2012 ?!


Từ trên cao nhìn xuống, bãi tập kết VLXD Tài Tám như một đại công trường với cát- sỏi-đá, bê tông thành phẩm và những căn nhà, nhà xưởng "nghi" xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp (hàng lang thoát lũ- PV)


Một tàu chở cát sỏi vừa bơm hết hàng vào bãi VLXD Tài Tám chiều 11/9


Ở một diễn biến khác, tại thôn Sặt Ngọt, xã Đông Cuông (huyện Văn Yên) nhiều tài xế cũng ngao ngán và lo âu về nguy cơ va chạm giao thông với đoàn xe tải chở cát, sỏi, đá cuội từ một bãi VLXD của ông Hiện hoạt động liên tục từ nhiều năm nay. 


Bên trong bãi VLXD của ông Hiện, ở thôn Sặt Ngọt, Đông Cuông, Văn Yên. Ảnh chụp sáng 11/9/2023.


Trong "bãi ông Hiện" luôn có từ 2 máy xúc để đưa cát, sỏi lên xe tải đi tiêu thụ.


Chiều 11/9, trao đổi với PV MTĐT, ông Hiện cho biết: Đây là bãi bồi, ông đã khai thác và bán nguồn khoáng sản này từ lâu và được ông Mai Xuân Hiếu- HTX Hoàng Thắngchuyển nhượng quyền khai thác. Tuy nhiên, khi đề nghị được tiếp cận hồ sơ pháp lý của việc khai thác (bao gồm Hồ sơ pháp lý về chuyển nhượng hợp pháp) thì ông Hiện không thể cung cấp được hồ sơ gì cho báo chí.


Giới thạo việc đánh giá, trữ lượng cát sỏi ở bãi bồi này ước tính hàng chục vạn khối. Nếu không có giấy phép khai thác khoáng sản hoặc có GP mà các đơn vị hữu quan không kiểm soát chặt chẽ trữ lượng khoáng sản này để "chảy máu" thì đã, đang và sẽ gây thất thoát hàng tỉ đồng của nhà nước. Số tiền lớn từ việc bán khoáng sản này sẽ "chảy" vào túi ai??


Giấy chứng nhận chất lượng cát tự nhiên của HTX Hoàng Thắng do khai thác từ những khu vực này nói lên nhiều điều.


Kiểm soát trữ lượng để tránh thất thoát ngân sách của nhà nước; kiểm soát tải trọng để bảo vệ mặt đường- đảm bảo ATGT- vệ sinh môi trường; kiểm soát- nghiêm cấm việc khai thác ban đêm là bảo vệ giấc ngủ của người dân (thức cho dân ngủ ngon)...Đó là những việc cấp bách mà nhiều ngành hữu quan của tỉnh Yên Bái cần phải nhanh chóng vào cuộc kiểm tra các hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông của HTX Hoàng Thắng như thông tin người dân phản ánh và PV Môi trường và Đô thị đề cập ở trên.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…