moitruongplus Bãi tập kết cát, sỏi của Công ty Lý Len hoạt động từ nhiều năm qua tại phường An Đôn, thị xã Quảng Trị (Quảng Trị) gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, uy hiếp hành lang sông cũng như giao thông đường thuỷ.

Mới đây, Môi trường và Đô thị Việt Nam đã nhận được tin phản ánh của người dân phường An Đôn, thị xã Quảng Trị (Quảng Trị) về việc bãi tập kết cát, sạn của Công ty Lý Len ngày đêm hoạt động rầm rộ, gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn giao thông, băm nát nhiều tuyến đường dân sinh.

Tiếp nhận thông tin, PV đã có mặt tại bãi tập kết trên để tìm hiểu. Theo ghi nhận của phóng viên, tại hiện trường, bãi tập kết cát, sỏi của Công ty Lý Len ngay dọc bờ sông Thạch Hãn, cách cầu Thạch Hãn chỉ vài trăm mét. Tại bãi có nhiều máy xúc, phương tiện vận chuyển và hàng chục lượt xe tải các hạng liên tục xuống bến bãi để lấy hàng.




Bãi tập kết cát, sỏi của Công ty Lý Len ngay dọc bờ sông Thạch Hãn, cách cầu Thạch Hãn chỉ vài trăm mét.

Cát, sỏi đang được tập kết sát mép sông, gây ảnh hưởng an toàn hành lang sông Thạch Hãn. Mặt khác, hàng trăm lượt xe trọng tải lớn của công ty này hoạt động ngày đêm đã gây bụi bẩn, ảnh hưởng đến đường giao thông, an toàn cho người dân và gây mất mỹ quan đô thị. Nơi đây có thể nói là điểm đen tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông bởi mặt đường luôn luôn gồ ghề, ẩm ướt trơn trợt.

Hoạt động nhiều năm qua, người dân cũng chịu thấu cảnh khổ sở do Công ty Lý Len gây ra, bao nhiêu lá đơn cầu cứu gửi đến chính quyền nhưng vẫn không thể giải quyết triệt để tình trạng nêu trên, khiến hiện tại khi người ta nghe nhắc đến tên công ty này ai cũng tỏ ra ngán ngẩm. Một người dân cho hay: "Nó chạy cả ngày lẫn đếm, nhất là về đêm. Ban ngày xe nhỏ thôi, còn ban đêm toàn xe ben loại lớn từ Huế chạy ra lấy hàng rầm rộ đến sáng. Tội nhất là tụi nhỏ, đi học về thấy xe ben chở cát là chạy nhanh vô vỉa hè đứng đợi xe chạy qua rồi mới dám đi tiếp”.




Hàng chục lượt xe tải các hạng liên tục xuống bến bãi để lấy hàng.

Qua quan sát, PV còn ghi nhận được, tại đây, Công ty không lắp đặt trạm cân điện tử, kết nối wifi và camera giám sát dẫn đường truyền thực hiện theo Nghị định số: 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 4 năm 2020. Tại Chương II, Mục 3, Điều 10: 1. c/ Phải lắp đặt bảng thông báo để công khai thông tin của bến bãi tập kết cát, sỏi với các nội dung: Địa chỉ cung cấp cát, sỏi được tập kết tại bến bãi; lắp đặt trạm cân, camera để giám sát khối lượng cát, sỏi mua - bán tại bến bãi, diện tích bến bãi. Hoạt động khai thác khoáng sản không lắp đặt trạm cân, kết nối wifi, camera theo dõi và dẫn đường truyền cung cấp cho Cục thuế, Chi cục thuế khu vực, Sở Tài nguyên và Môi trường để giám sát, quản lý khối lượng cát, sỏi mua bán tại bến, bãi ngoài việc thất thu thuế còn để lại hệ lụy là không kiểm soát được công suất khai thác từ các đơn vị hoạt động khai thác cát trên hệ thống sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị.

Từ vấn đề trên, phóng viên đã liên hệ trực tiếp trao đổi tình trạng người dân phản ánh tới chủ doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lý Len. Bà Lê Thị Lý tiếp nhận thông tin nhưng phóng viên nhận lại là sự thờ ơ, không quan tâm tới phản ánh của người dân mà phóng viên trao đổi. 




Bãi tập kết cát, sạn của Công ty Lý Len ngày đêm hoạt động gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn giao thông, băm nát nhiều tuyến đường dân sinh.

Để rộng đường dư luận, PV đã làm việc với ông Bùi Văn Giáo, Phó Chủ tịch UBND phường An Đôn về những vấn đề trên, ông Giáo trao đổi : "Việc gây ô nhiễm môi trường từ bãi cát sỏi nói trên là có thật, một số người dân cử tri cũng có phản ánh, nhất là về mùa nắng thì cũng bụi lắm, mùa mưa thì lầy lội. Công ty khai thác cát ở dưới Đập Tràn sau đó vận chuyển về bãi có vị trí sau trụ sở UBND phường để tập kết và buôn bán”.

Trước vấn nạn bến bãi tập kết cát sỏi gây ô nhiễm môi trường của Công ty Lý Len như phản ánh của nhân dân nêu trên, đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc kiểm tra xử lý dứt điểm nhằm lập lại trật tự trong kinh doanh khoáng sản ở khu dân cư và bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện khi tham gia giao thông cũng như phải tuân thủ quy định hoạt động khai thác khoáng sản.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…