moitruongplus Vừa qua Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp UBND huyện Mèo Vạc, tổ chức Lễ phát động Chiến dịch Trồng mới 1 triệu cây xanh khôi phục Rừng đầu nguồn Mèo Vạc.

Đây là hoạt động có ý nghĩa hưởng ứng Chương trình Trồng mới 1 tỷ cây xanh - Vì một Việt Nam Xanh do Thủ tướng Chính phủ phát động. Chương trình được thực hiện với sự tham gia đồng hành của Unilever Việt Nam và nhãn hàng OMO.


Lãnh đạo Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường trao biểu trương tài trợ chương trình trồng mới 1 triệu cây xanh khôi phục Rừng đầu nguồn ở Mèo Vạc. Ảnh: ITN

Xuất phát từ những khó khăn về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt nên việc tổ chức trồng cây xanh, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn là hết sức cấp thiết để với mục đích giữ đất, sản sinh nguồn nước qua đó giảm bớt gánh nặng về nước sinh hoạt, đất sản xuất cho người dân trên địa bàn huyện Mèo Vạc. Ngoài ra, để tăng thu nhập cho người dân, huyện cũng định hướng cho các xã, thị trấn quan tâm triển khai cho nhân dân trồng một số loài cây ăn quả đặc sản của địa phương để phục vụ du khách và định hướng phát triển thành hàng hoá, cải thiện thu nhập cho người nông dân. Thời gian qua, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường đã kêu gọi, vận động nhiều tổ chức, cá nhân hưởng ứng chiến dịch như: Trường THPT Marie Curie Hà Nội, Unilever Việt Nam, nhãn hàng OMO... đồng hành.

Dự kiến chương trình sẽ trồng 1.008.000 cây tương đương 672 ha tại các địa phương trên địa bàn huyện Mèo Vạc. Với các giống cây: Sa Mộc, Tống Quáng Sủ, Keo, Mỡ, Trẩu, Hồi, Quế, Giổi, Gạo, Sấu, Sơn Tra (Táo Mèo), Trám, Sở, Kháo Cài, Mác Rạc, Thông đỏ, một số loại cây ăn quả: Lê, Mận, Đào, Hồng không hạt, Óc chó...

Sau lễ phát động, các đại biểu và nhân dân địa phương đã tổ chức trồng hàng nghìn cay sa mộc tại thôn Lũng Lầu, xã Khâu Vai. Việc trồng cây sẽ góp phần giữ nước đầu nguồn, chống xói mòn, sạt lở đất, nâng cao độ che phủ rừng và tạo lá phổi xanh ngăn chặn bụi bặm và cải thiện chất lượng không khí theo chiều hướng tích cực. Nhân dịp này, Công ty CP Check in Việt Nam, đồng hành cùng chương trình cũng đã trao tặng hộ nghèo khó khăn và học sinh xã Khâu Vai 1 tấn gạo, 700 quyển vở, áo mũ, 20 thùng sữa…

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…