moitruongplus Nhiều người dân ở xã Ba Ngạc, huyện Ba Tơ bức xúc việc chủ đầu tư ngang nhiên phá nhiều khu vực rừng phòng hộ để mở đường làm thủy điện.

Gần đây, theo phản ánh của người dân, đơn vị thi công Dự án thủy điện Nước Long đã đốn hạ nhiều cây gỗ quý thuộc khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn Thạch Nham (thuộc địa phận xã Ba Ngạc, huyện Ba Tơ) để mở đường thi công dự án thủy điện Nước Long.

PV Môi trường và Đô thị điện tử ghi nhận, tại khu vực rừng phòng hộ Thạch Nham có nhiều diện tích rừng phòng hộ bị tàn phá với những cây gỗ quý hàng chục năm tuổi bị đốn hạ, chỉ còn lại ngọn đồi trơ trọi. Đáng nói, nhiều khu vực rừng phòng hộ bị phá để mở đường công vụ vào công trình thủy điện với chiều rộng khoảng 5 m và chiều dài khoảng 300 m.


Chủ đầu tư phá rừng phòng hộ để làm thủy điện.

Qua kiểm tra hiện trường, cơ quan chức năng huyện Ba Tơ và Hạt Kiểm lâm huyện đã xác định: "Đối chiếu với giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất do Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi cấp ngày 7/3/2022 cho Công ty CP Xây lắp thủy điện Nước Long – Đức Bảo thì diện tích rừng phòng hộ bị phá đều nằm ngoài khu vực mốc giới của dự án”.

Theo đó, đơn vị thi công dự án thủy điện chặt phá, san ủi để làm đường công vụ với tổng diện tích rừng phòng hộ bị chặt phá, đào bới khoảng 1.800 m2 (nằm ở lô 11, khoảnh 8, tiểu khu 371 và lô 4, khoảnh 5, tiểu khu 375 xã Ba Ngạc, huyện Ba Tơ).

Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Ngãi Hồ Trọng Phương: "Qua làm việc với Hạt Kiểm lâm huyện Ba Tơ, xác định đơn vị thi công dự án thủy điện đã có hành vi phá rừng phòng hộ đầu nguồn Thạch Nham để mở đường làm thủy điện. Sở đã chỉ đạo cơ quan chức năng lập biên bản sự việc; đồng thời có báo cáo với UBND tỉnh để chỉ đạo bước xử lý tiếp theo”.


Công trình thủy điện Nước Long.

Còn Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ Phạm Giang Nam cho biết: "Qua báo cáo của cơ quan chức năng và kiểm tra hiện trường, UBND huyện nhận thấy hành vi phá hoại rừng phòng hộ là nghiêm trọng. UBND huyện Ba Tơ đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Vũ Văn Hào (trú xã Đắk Drô, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, người được thuê để thi công hạng mục san gạt đường vào đập bổ sung nước 2 – PV) với số tiền 87,5 triệu đồng. Ngoài ra, buộc ông Hào trồng lại rừng thay thế trên diện tích đã vi phạm bằng cây lim xanh dưới sự giám sát của Hạt Kiểm lâm huyện Ba Tơ và chính quyền địa phương”.

Được biết, Dự án thủy điện Nước Long có diện tích 18 ha, công suất 26 MW, nằm ở khu vực giáp ranh giữa huyện Kong Plong (tỉnh Kon Tum) và huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi).

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…