moitruongplus Từ phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương đã kiểm tra, phát hiện gần 60 nghìn m2 đất rừng phòng hộ bị huỷ hoại để khai thác trái phép hàng triệu m3 đất, vi phạm nghiêm trọng pháp luật về Lâm nghiệp.

Vi phạm nghiêm trọng pháp luật về Lâm nghiệp

Theo nguồn tin và tài liệu mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam thu thập được cho thấy: Thực hiện nhiệm vụ của Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hải Dương Lưu Văn Bản giao tại buổi làm việc ngày 05/01/2022. Ngày 10/3/2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương đã có Báo cáo số 307/BC-SNN, trong đó nêu rõ những hành vi vi phạm pháp luật về Lâm nghiệp đối với các đơn vị, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xây dựng bãi thải xỉ Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương, cụ thể như sau:


Clip ghi cảnh "đất tặc” hoành hành tại khu vực bãi thải xỉ của Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương vào năm 2020.

Căn cứ báo cáo của Trung tâm Tài nguyên và Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương về kết quả kiểm tra diện tích khu vực bãi thải xỉ Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương ngày 06-07/9/2021 thì diện tích đã thi công là 752.230m2, trong đó:

Xác định 695.112m2 (thuộc xã Quang Thành: 327.497m2, xã Lê Ninh: 367.615m2) thi công đúng theo quy hoạch bãi thải xỉ; Riêng 57.234 m3 đất rừng phòng hộ (thuộc xã Quang Thành: 36.204m2, xã Lê Ninh: 21.030m) nằm ngoài vị trí, ranh giới, diện tích theo quy hoạch đã bị hủy hoại (diện tích đất rừng này Ban quản lý rừng Hải Dương giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho 28 cá nhân ở xã Quang Thành và Lê Ninh với tổng diện tích là 643.100m2, trong đó diện tích vi phạm 57.234 m2).


Doanh nghiệp ngang nhiên huỷ hoại hàng gần 60 nghìn m2 đất rừng phòng hộ để khai thác đất trái phép, xây dựng bãi thải xỉ  Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương. Ảnh chụp tháng 12/2020

Như vậy, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đối chiếu với quy định pháp luật, Thanh tra tỉnh Hải Dương nhận thấy: Hoạt động thi công bãi thải xỉ của Công ty TNHH Điện lực Jaks Hải Dương đã vi phạm quy định tại Điều 9 Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017:

"Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp

Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật".

Vi phạm điều 243 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:

"Điều 243. Tội hủy hoại rừng

1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:….

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2);

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:…

c) Rừng phòng hộ có diện tích 10.000 mét vuông (m2) trở lên;


Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương nằm trên địa bàn thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

Chính quyền buông lỏng quản lý hay ‘tiếp tay’ cho sai phạm?

Cũng theo báo cáo của cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương, việc thi công bãi thải xỉ Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương: Công ty Cổ phần phát triển WIN ENERGY (địa chỉ: Tầng 6, Tòa nhà Teserco, số 273, phố Kim Mã, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội – Bên A) ký tổng cộng 05 hợp đồng thi công màng HDPE, đường dẫn vào bãi xỉ, đập chính bãi xỉ... với nhà thầu phụ là Công ty Cổ phần Đông Hải 27-7 (địa chỉ: Thôn Lâu Động, xã Phúc Thành, huyện Kinh Môn – Bên B).

Quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động thi công bãi xỉ Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương diễn ra như sau:

Ngày 15/01/2019, Hạt Kiểm lâm Kinh Môn phối hợp với Ban Quản lý rừng Kinh Môn và UBND xã Lê Ninh tiến hành kiểm tra xác định ông Nguyễn Mạnh Dũng ở xã Thất Hùng, huyện Kinh Môn khai thác rừng phòng hộ tại lô 21 K8 TK 10 là 0,085 ha; lô 20 K8 TK10 là 0,0468 ha.


Xe tải vận chuyển, đổ đất lên một con thuyền lớn trên sông Kinh Thầy để chở đi tiêu thụ. Ảnh chụp tháng 12/2020.

Tiếp đến, ngày 15/1/2020, UBND xã Lê Ninh tiến hành kiểm tra việc thi công bãi thải xỉ Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương. Tuy nhiên Công ty Cổ phần Đông Hải 27-7 không phối hợp, ngoài ra không có xử lý nào khác.

Như vậy, việc thi công bãi thải xỉ Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương do Công ty Cổ phần Đông Hải 27-7 là đơn vị trực tiếp thi công. Trong suốt quá trình thi công bãi thải xỉ trên các đơn vị được giao quản lý đất, tài nguyên khoáng sản và rừng phòng hộ chưa kiểm tra, làm rõ và lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên, khoáng sản và rừng phòng hộ đối với hoạt động thi công bãi thải xỉ của Công ty TNHH Điện lực Jaks Hải Dương.

Đến đây dư luận đặt câu hỏi về việc để xảy ra những tồn tại, vi phạm pháp luật nghiêm trọng nêu trên tại Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương có phải do chính quyền các cấp và các Sở, ngành liên quan của tỉnh Hải Dương đã buông lỏng quản lý hay không? Câu trả lời chúng tôi xin được nhường lại Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hải Dương.


Đoàn xe tải tham gia chở hàng triệu m3 đất khai thác trái phép đi nơi khác tiêu thụ, làm ‘chảy máu’ tài nguyên, gây thất thu ngân sách nhà nước số tiền hàng trăm tỷ đồng. Ảnh chụp chiều ngày 9/12/2020

Trước đó, ngày 14/12/2020, Môi trường và Đô thị Việt Nam đã đăng tải bài viết "Hải Dương: Cần xử nghiêm việc phá rừng, "đánh cắp” tài nguyên”(https://www.moitruongvadothi.vn/hai-duong-can-xu-nghiem-viec-pha-rung-danh-cap-tai-nguyen-a79296.html). Nội dung phản ánh về hoạt động khai thác, vận chuyển đất mang đi tiêu thụ tại khu vực bãi thải xỉ của Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương diễn ra rầm rộ,  và dấu hiệu chặt phá rừng phòng hộ trái phép trên địa bàn 02 xã Quang Thành và Lê Ninh nhưng không bị lực lượng chức năng tỉnh Hải Dương kiểm tra, ngăn chặn.

Tiếp đến, ngày 8/4/2023, Môi trường và Đô thị Việt Nam đăng bài "Nhiều vi phạm về tài nguyên khoáng sản tại Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương”  (https://www.moitruongvadothi.vn/nhieu-vi-pham-ve-tai-nguyen-khoang-san-tai-nha-may-nhiet-dien-bot-hai-duong-a127916.html). Bài viết phản ánh việc cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương tiến hành kiểm tra đã xác định: Công ty TNHH Điện lực Jaks Hải Dương thuê Công ty Cổ phần Đông Hải 27-7 thi công bãi thải xỉ từ ngày 30/3/2019 đến ngày 30/9/2020, quá trình thi công phải đào, bóc gỡ 1.952.976,82m3 đất trong khi chưa được UBND tỉnh cho phép, chưa hoàn thiện thủ tục thuê đất đã cấu thành 02 hành vi vi phạm, cụ thể:

Hành vi thứ nhất: quản lý, sử dụng 157.305m3 đất rừng phòng hộ nằm trong quy hoạch bãi thải xỉ nhưng chưa hoàn thiện thủ tục về thuê đất và sử dụng57.234m2 đất vượt ranh giới quy hoạch là hành vi lấn, chiếm đất, quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ.

Hành vi thứ 2: đào, bóc gỡ 1.952.976,82m3đất(gần 2 triệu m3 đất) trong khi chưa được UBND tỉnh cho phép là hành vi khai thác khoáng sản không có giấy phép khai thác.

Căn cứ các quy định pháp luật tại Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:

"Điều 227. Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên:

1. Người nào vi phạm các quy định của Nhà nước về nghiên cứu, thăm dò khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong những trường hợp sau đây hoặc đã bị xửphạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, đầukhi hoặc loại khoảng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;b) Khoảng sản trị giả từ 500.000.000 đồng đến dưới 1000.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc loại khoảng sản khác 500.000.000 đồng trở lên;...

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động cả thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm”.

Liên quan đến vụ việc trên, hiện nay dư luận xã hội đang đặc biệt quan tâm đến việc Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hải Dương. Đặc biệt là Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Hải Dương sẽ vào cuộc, chỉ đạo cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý các doanh nghiệp, cá nhân có liên quan đến hoạt động khai thác trái phép gần 2 triệu m3 đất đi tiêu thụ để thu lợi bất hợp pháp, làm ‘chảy máu’ tài nguyên, gây thất thu ngân sách Nhà nước, và hành vi huỷ hoại gần 60 nghìn m2 đất rừng phòng hộ như đã nêu trên thế nào? Tất cả sẽ được Môi trường và Đô thị Việt Nam thông tin chi tiết tại bài báo tiếp theo.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…