moitruongplus Cận cảnh việc thất thoát tài nguyên khoáng sản (đất) trên địa bàn xã Hòa Bình, Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Trách nhiệm thuộc về ai?

Tài nguyên khoáng sản thất thoát

Thời gian gần đây, Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử nhận được thông tin phản ánh về tình trạng khai thác đất làm vật liệu san nền trên địa bàn xã Hòa Bình, TP.Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Việc khai thác có dấu hiệu trái phép từ đó có nguy cơ gây thất thoát tài nguyên khoáng sản của nhà nước, đồng thời gây ảnh hưởng đến môi trường khu vực, an toàn giao thông …

Để xác minh thông tin phản ánh, chiều ngày 7/12 PV đã kết hợp với chính quyền địa phương có mặt tại hiện trường khu vực khai thác để ghi nhận thực tế. Theo ghi nhận, tại đây hàng chục chiếc xe tải cỡ lớn vào lấy đất để vận chuyển đi san lấp một dự án bất động sản tại đường Trương Hán Siêu, Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Tài nguyên khoáng sản thất thoát – Trách nhiệm thuộc về ai?

Tại hiện trường của việc khai thác đất, cán bộ địa chính xã Hòa Bình, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đã xác nhận việc khai thác đất là trái phép.

Và, theo thông tin từ phía cán bộ địa chính xã Hòa Bình thì được biết khu vực khai thác thuộc khu bãi đổ thải của công trình cải tạo nâng cấp tỉnh lộ 433 của tỉnh Hòa Bình do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hòa Bình làm chủ đầu tư.

Chia sẻ với PV, vị cán bộ địa chính xã Hòa Bình cho hay: UBND xã Hòa Bình hoàn toàn nắm được việc này tuy nhiên với lý do đây là khu vực bãi thải của đổ thải của công trình cải tạo nâng cấp tỉnh lộ 433 của tỉnh Hòa Bình do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hòa Bình làm chủ đầu tư nên cũng rất khó cho việc quản lý của UBND xã.


Phóng viên đã kết hợp với chính quyền địa phương có mặt tại hiện trường khu vực khai thác để ghi nhận thực tế.

Tiếp tục xác minh thông tin, PV cũng đã có trao đổi với ông Nguyễn Thái Sơn – Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hòa Bình. Qua trao đổi vị đại diện Ban cũng thừa nhận bãi đổ thải mà Phóng viên phản ánh thuộc công trình cải tạo nâng cấp tỉnh lộ 433, tuy nhiên công trình đã được nghiệm thu và bàn giao.

Và, ông Sơn còn cho biết thêm: Việc chở đất ra khỏi bãi đổi thải và đi san lấp chỗ khác thuộc chính quyền địa phương và cần có giấy phép theo đúng quy định của pháp luật.


Đất sau khi khai thác được vận chuyển về san lấp tại một dự án bất động sản tại TP Hòa Bình?

Vậy, trách nhiệm ngăn chặn việc khai thác này thuộc về đơn vị nào? Chỉ biết rằng tài nguyên khoáng sản đang bị thất thoát, lộ thiên giữa ban ngày mà không hề bị ngăn chặn.

Từ khu vực khai thác các xe chở đất đầy ăm ắp cứ thế chạy qua nhiều tuyến phố của thành phố Hòa Bình, để thực hiện việc san lấp mặt bằng cho một dự án bất động sản tại đường Trương Hán Siêu, TP Hòa Bình.

Nhìn tấc đất, tấc vàng là tài nguyên khoáng sản của nhà nước bị thất thoát khi bị các đối tượng là cá nhân, tổ chức lợi dụng khai thác trái phép, những người dân nơi đây không khỏi xoát xa và bức xúc.

Trước sự việc khai thác đất trái phép đang diễn ra tại xã Hòa Bình, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Thiết nghĩ, tiếp nhận thông tin phản ánh, UBND tỉnh Hòa Bình cũng cần có những chỉ đạo kịp thời tới lãnh đạo chính quyền sở tại (cấp Thành phố và cấp xã) cùng các cơ quan chức năng khác để ngăn chặn kịp thời sự việc để chống lãng phí tài nguyên khoáng sản, thất thu ngân sách, đảm bảo môi trường sống cho người dân khu vực.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…