moitruongplus Hoạt động khai thác tại thôn Om Trại (Đồng Om), xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình của Công ty Cổ phần Cao Dương Phát Đạt có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường và tồn tại nhiều vi phạm.

Nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường.

Theo ghi nhận của Phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử hiện nay mỏ đá của Công ty Cổ phần Cao Dương Phát Đạt vẫn hoạt động như bình thường mặc dù trước đó đã bị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình kết luận và chỉ rõ nhiều sai phạm trong lĩnh vực môi trường.

Cụ thể, ngày 18/11/2022 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình đã có kết luận số 488/KL-STNMT về việc kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về khai thác khoáng sản đối với 06 doanh nghiệp hoạt động tại khu vực thôn Đồng Om, xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Theo đó, Công ty Cổ phần Cao Dương Phát Đạt (sau đây viết là Công ty) hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5400481787 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình cấp lần đầu ngày 04/05/2017, thay đổi lần thứ ba ngày 20/10/2020.

Công ty được UBND tỉnh Hòa Bình cấp Quyết định Chủ trương đầu tư số 54/QĐ-UBND ngày 17/09/2018 chấp thuận cho nhà đầu tư: Thực hiện dự án Khai thác và chế biến đá vôi, cát nhân tạo, gạch không nung, sản xuất bê tông làm vật liệu xây dựng thông thường tại thôn Om Trại (Đồng Om), xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.


Hoạt động khai thác của Công ty CP Cao Dương Phát Đạt.

Về khoáng sản: Công ty được UBND tỉnh Hòa Bình cấp Giấy phép khai thác khoáng sản 17/QĐ-UBND ngày 25/3/2020. Thời hạn khai thác 30 năm kể từ ngày ký giấy phép. Hiện Công ty thực hiện xây dựng cơ bản mỏ và đã khai thác.

Tuy nhiên, việc khai thác như hiện nay của Công ty Cổ phần Cao Dương Phát Đạt đang tồn tại nhiều vấn đề liên quan và có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường.

Cụ thể, theo kết luận của Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình chỉ rõ: Công ty chưa lập hồ sơ vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án. Không đăng ký chủ nguồn thải Chất thải nguy hại theo quy định.

Công ty chưa lắp đặt trạm cân tại kho chứa nơi vận chuyển khoáng sản nguyên khai ra khỏi mỏ để theo dõi, lưu trữ thông tin liên quan.

Tuyến đường từ mỏ ra đường Hồ Chí Minh đã bị hư hỏng xuống cấp, quá trình xe vận chuyển đá đi lại trên tuyến đường và hoạt động chế biến của các mỏ trong khu vực gây nên bụi đất do đó ảnh hưởng lớn đến việc đi lại của nhân dân và an toàn giao thông trong khu vực, đoàn kiểm tra đã yêu cầu 6 Công ty có trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp đảm bảo cho hoạt động giao thông để không ảnh hưởng tới nhân dân trong khu vực.

Khai thác khi không chuyển đổi mục đích sử dụng đất?

Về đất đai, Công ty Cổ phần Cao Dương Phát Đạt được cấp phép khai thác và thực hiện dự án có tổng diện tích 18,51 ha.

Tại kết luận của Sở Tài nguyên và Môi trường cũng nêu rõ những tồn tại mà Công ty Cổ phần Cao Dương Phát Đạt đang vướng phải, bên cạnh các vi phạm về môi trường.

Cụ thể, tiến độ triển khai thực hiện dự án chưa đảm bảo theo Quyết định Chủ trương đầu tư số 54/QĐ-UBND ngày 17/09/2018 của UBND tỉnh Hòa Bình; Công ty đi vào hoạt động nhưng tại thời điểm kiểm tra, chưa được UBND tỉnh cho chuyển mục đích sử dụng đất, thuê đất theo quy định.


Tuyến đường từ mỏ ra đường Hồ Chí Minh đã bị hư hỏng xuống cấp.

Để khách quan thông tin về những vi phạm của Công ty Cổ phần Cao Dương Phát Đạt, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có những trao đổi với ông Nguyễn Văn Khiên – Chủ tịch UBND xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, Hòa Bình.

Qua trao đổi, ông Khiên cho biết: Hiện nay tất cả 6 mỏ đá trong khu mỏ tại thôn Om Trại (trong đó có mỏ của Công ty Cổ phần Cao Dương Phát Đạt) đều vướng nhiều sai phạm theo kết luận của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Ông Khiên cho biết thêm: Với thẩm quyền của cấp xã, thì UBND xã Cao Dương cũng đang thực hiện giám sát, quản lý các hoạt động khai thác của các công ty theo kết luận của Sở Tài nguyên và Môi trường.


Công ty Cổ phần Cao Dương Phát Đạt hoạt động khai thác khi không thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà UBND xã Cao Dương không kịp thời phát hiện để ngăn chặn, báo cáo UBND huyện...?

Tuy nhiên, tại sao việc Công ty Cổ phần Cao Dương Phát Đạt hoạt động khai thác khi không thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà UBND xã không kịp thời phát hiện để ngăn chặn, báo cáo UBND huyện...? Trước câu hỏi này, vị Chủ tịch UBND Cao Dương giải thích: Thời điểm đó vào năm 2020, do UBND xã bận nhiều việc và đặc biệt tập trung phòng, chống dịch covid 19 nên có sao nhãng trong việc quản lý hoạt động khai thác của mỏ.

Đã và đang tồn tại nhiều sai phạm nhưng vẫn được phép hoạt động song song với việc hoàn thiện hồ sơ?

Với hàng loạt những vi phạm tồn tại, Công ty Cổ phần Cao Dương Phát Đạt xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường tại Quyết định số 06/QĐ-XPVPHC, ngày 29/7/2022, số tiền là 90.000.000 đồng;

Đề xuất UBND tỉnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại Quyết định số 1666/QĐ-XPVPHC, ngày 10/8/2022, với số tiền là 170.000.000 đồng; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm số tiền là: 233.978.234 đồng.

Tại kết luận cũng nêu rõ kiến nghị, đề xuất đối với các Công ty khai thác mỏ: Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về đất đai, môi trường, khoáng sản, đầu tư, xây dựng, an toàn lao động, sử dụng vật liệu nổ trong quá trình hoạt động khai thác.

Thực hiện lắp đặt trạm cân và camera giám sát tại nơi vận chuyển khoáng sản nguyên khai ra khỏi mỏ để theo dõi, lưu trữ thông tin liên quan, hoàn thành trước ngày 30/12/2022.

Thực hiện khai thác khoáng sản phải đảm bảo khoảng cách an toàn để không ảnh hưởng đến người dân và tài sản theo quy định.

Công ty Cổ phần Cao Dương Phát Đạt thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, thuê đất theo quy định.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…