moitruongplus Vừa qua, Tổ chức Helvetas phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA đã tổ chức Khai giảng Chương trình Đào tạo giảng viên nguồn về chính sách đất đai, hòa giải ở cơ sở trong lĩnh vực đất đai và đóng góp xây dựng chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Helvetas là tổ chức phi chính phủ, thành lập năm 1955 tại Thụy Sĩ, hiện đang có hơn 100.000 thành viên, nhà tài trợ và 12 nhóm tình nguyện viên khu vực. Helvetas hoạt động tại Việt Nam từ năm 1994 trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, quản trị, nước, vệ sinh và phát triển nông thôn. Hiện nay, các chương trình của Helvetas Việt Nam tập trung vào phát triển kinh tế bền vững và toàn diện; các vấn đề cụ thể về biến đổi khí hậu và phát triển kỹ năng nghề cũng được Helvetas quan tâm thực hiện.

Toàn cảnh buổi tập huấn. Ảnh: ST

Mục tiêu của Chương trình là xây dựng đội ngũ giảng viên nguồn có đủ kiến thức, kỹ năng để thực hiện đào tạo lại và hỗ trợ cho các cán bộ cơ sở và các thành viên tổ hòa giải về chính sách đất đai, hòa giải các vướng mắc đất đai ở cơ sở, phân tích và đóng góp xây dựng chính sách.

Chương trình đào tạo này thuộc Dự án "Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số” (L4A) do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ, Helvetas và LANDA/CCRD đồng chủ trì, thực hiện trong thời gian 3 năm từ 1/6/2020 đến 31/5/2023 nhằm góp phần thúc đẩy và tăng cường hiệu quả sử dụng đất và tài nguyên rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các tỉnh miền núi phía Bắc.

Chương trình gồm một chuỗi 5 khóa tập huấn diễn ra trong vòng 3 tháng cho 22 giảng viên nguồn là cán bộ của các tổ chức thành viên Liên minh Đất đai LANDA và các đối tác địa phương của Dự án tại Cao Bằng và Hòa Bình.

Học viên tham dự Chương trình đều là các cán bộ đã có kinh nghiệm và thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn, tuyên truyền về chính sách pháp luật ở địa phương. Điểm khác biệt của Chương trình là các nội dung về chính sách đất đai, hòa giải… đều có các phần được các chuyên gia của Dự án thiết kế riêng, phù hợp với các đối tượng hưởng lợi đặc thù của Dự án là đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền núi. Ngoài ra, những nội dung thực hành, phát triển kỹ năng cũng được đặc biệt chú trọng.

Sau khi hoàn thành đủ 5 khóa, đội ngũ giảng viên nguồn sẽ thực hiện chuỗi tập huấn lại tại các địa bàn dự án cho các cán bộ cấp cơ sở, thành viên ban/tổ hòa giải ở địa phương, già làng, trưởng bản, người có uy tín… giúp họ có đủ năng lực để hỗ trợ cho các cộng đồng dân tộc thiểu số đảm bảo quyền tiếp cận sử dụng đất và tài nguyên rừng và tham gia hiệu quả vào quy trình quản lý đất đai.

Khóa đầu tiên về Phương pháp và Kỹ năng tập huấn (ToT1) sẽ được tổ chức trong 3 ngày liên tục từ 12-14/10 tại Hòa Bình. Các nội dung tập huấn trong giai đoạn tiếp theo gồm: Chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, phương pháp và kỹ năng tham gia góp ý xây dựng chính sách đất đai (ToT2); Hoà giải ở cơ sở và phương pháp, kỹ năng hoà giải trong lĩnh vực đất đai (ToT3); Phương pháp và kỹ năng truyền thông và lồng ghép bình đẳng giới trong quản lý và sử dụng đất (ToT4); Thực hành thiết kế các khóa tập huấn cơ sở và hỗ trợ cộng đồng (ToT5).


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…