moitruongplus Nguyên tắc, nhà thầu chỉ cần cam kết các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường cũng như phế thải xây dựng từ công trình được xử lý theo đúng quy định của pháp luật là được.

Thi công không theo thiết kế?

Mới đây, Tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam nhận được thông tin phản ánh Dự án xử lý cấp bách công trình kè An Khê, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình thi công không đúng với thiết kế. Ngoài ra, trong hồ sơ mời thầu chủ đầu tư còn có những điều khoản hạn chế các nhà thầu tham gia như yêu cầu đơn vị tham gia đấu thầu phải có biên bản chấp thuận bãi đổ thải của chính quyền địa phương sở tại.

Kè An Khê, đê Hữu Luộc, huyện Quỳnh Phụ là kè lát mái hộp bờ được xây dựng từ lâu nhưng chưa được tu bổ sửa chữa. Thời gian qua, do tình hình mưa lũ và những đợt xả lũ đã làm cho mái kè bị sạt lở nhiều, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro mất an toàn cho công trình đê. Vì thế, việc xử lý kè An Khê là điều vô cùng cấp thiết.


Dự án kè An Khê

Ngày 25/01/2021, UBND huyện Quỳnh Phụ phê duyệt Hồ sơ mời thầu gói thầu số 3: Thi công xây dựng công trình Đầu tư xử lý cấp bách công trình kè An Khê đoạn từ Km 34+300 đến Km 35+000 đê Hữu Luộc, xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ. Tiếp theo, ngày 19/02/2021, ông Nguyễn Văn Phát, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Phụ đã ký Quyết định số 1827/QĐ-UBND về việc lựa chọn nhà thầu gói thầu trên.

Qua đó, đơn vị trúng thầu là Công ty TNHH Xây dựng và Kinh doanh Tuấn Anh, địa chỉ nhà ông Tiệp, thôn An Hiệp, xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ. Giá trúng thầu: 12.481.794.000 đồng. Được biết, giá dự toán gói thầu trên 12.484.976.000. Như vậy, mặc dù tổ chức đấu thầu công khai nhưng gói thầu trên cũng chỉ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước vỏn vẹn 3.182.000 đ.

Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Xây dựng và Kinh doanh Tuấn Anh cũng đã từng tham gia nhiều gói thầu trên địa bàn tỉnh Thái Bình với vai trò là liên danh phụ và nhà thầu độc lập. Đơn cử gần đây nhất, ngày 06/7/2021, Công ty trúng thầu Dự án Nâng cấp, cải tạo tuyến đường ĐH.72A từ cầu Đá đến Cụm công nghiệp Quý Ninh (đường ĐT.455 cũ) huyện Quỳnh Phụ. Giá dự toán: 33.711.768.000 đồng và giá trúng thầu: 33.629.202.000 đồng. Hay với vai trò liên danh phụ, Công ty đã trúng thầu Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng khu dân cư Đồng Quỳnh, thị trấn Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ với giá: 86.036.207.000 đồng, giá dự toán: 86.155.841.000 đồng.

Sau khi nhận được phản ánh về việc đơn vị thi công không đúng với thiết kế được phê duyệt, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có mặt tại dự án trên để ghi nhận. Theo thiết kế phần ống thoát nước phải vươn ra phía ngoài ra kè, tuy nhiên, thực tế ống thoát nước lại bị nằm sâu phía trong thân kè. Vì thế, mỗi khi có nước chảy phần cát, đá dăm bị rửa trôi ra phía sông, một phần nước sẽ ứ đọng làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Phần ống thoát nước theo thiết kế được thẩm định


Thực tế ống thoát nước được thi công

Theo như hồ sơ, sau lớp vải địa kỹ thuật là lớp đá dăm lót dày 10cm, nhiều người dân nghi ngại rằng thực tế lớp đá dăm dưới kè liệu có đủ độ dày như trên hay không, các cơ quan chuyên môn cần kiểm tra lại. Ngoài ra, phần đất đắp mái kè sẽ tận dụng lại một phần đất cũ đào lên, còn lại sẽ được chuyển đi đổ thải theo quy định, trong diễn toán khối lượng đất đắp kè là 219,1 m3.

Theo quan sát của PV, phần đất dùng để đắp mái kè có lẫn cả chạc, đá...Việc tận dụng lại đất để đắp hành lang đê liệu có đạt độ nén K theo yêu cầu hay không? 


Việc tận dụng lại một phần đất lẫn tạp chất để đắp mái kè liệu có đạt độ nén K theo yêu cầu.

"Bởi vì gói thầu này vốn đầu tư của tỉnh nó cũng hạn hẹp cho nên phải tận dụng nhiều, ví dụ đắp đê theo tiêu chuẩn là phải đất sét dẻo chẳng hạn, tức là phải đảm bảo yêu cầu”- Ông Nguyễn Duy Diến-Giám đốc Ban QLDA ĐTXD huyện Quỳnh Phụ cho biết.


Ông Nguyễn Duy Diến-Giám đốc Ban QLDA ĐTXD huyện Quỳnh Phụ trao đổi với phóng viên.

Chấp thuận bãi đổ thải-tiêu chí hạn chế nhà thầu?

Trong hồ sơ mời thầu mời thầu Dự án trên, trong mục các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường, chủ đầu tư có yêu cầu đơn vị tham gia đấu thầu phải có biên bản chấp thuận bãi đổ thải của chính quyền địa phương sở tại.

Theo các chuyên gia đấu thầu, hồ sơ mời thầu yêu cầu có xác nhận của chính quyền với việc đổ thải là rất "trái khoáy”, lại thêm "giấy phép con” làm khó nhà thầu. Nguyên tắc, nhà thầu chỉ cần cam kết các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường cũng như phế thải xây dựng từ công trình được xử lý theo đúng quy định của pháp luật là được.

Việc yêu cầu phải có xác nhận của chính quyền địa phương sở tại ngay thời điểm mời thầu vừa không phù hợp với quy định về đấu thầu, vừa tạo cơ chế xin - cho, phát sinh chi phí cho nhà thầu. Không biết có phải vì nguyên nhân trên hay không mà Dự án xử lý cấp bách công trình kè An Khê chỉ duy nhất Công ty TNHH Xây dựng và Kinh doanh Tuấn Anh tham gia đấu thầu.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Nguyễn Duy Diến cho biết thêm: "Việc chấp thuận bãi đổ thải, tôi nghĩ là cũng hợp lý thôi. Nó cũng góp phần tích cực cho bảo vệ môi trường theo quy định. Ở đây cũng chỉ ghi là bãi đổ thải ở địa phương chứ không nói là của xã này, xã kia. Như vậy về cơ bản không có gì gọi là gây khó khăn cho các đơn vị tham gia đấu thầu cả”. 

Đùn đẩy trách nhiệm

Khi phóng viên ngỏ ý muốn xem xác nhận bãi đổ thải dự án trên, sau một hồi ra ngoài gọi điện cho đơn vị thi công, ông Diến quay lại và hẹn sẽ cung cấp cho phóng viên sau. Tuy nhiên, sau nhiều lần gọi điện ông Diến vẫn không cung cấp hồ sơ xác nhận bãi đổ thải. Ông Diến cho biết, ông đang đi học chuẩn bị chuyển công tác, ông nhắn phóng viên gọi cho ông Khoát- Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật để được cung cấp. Qua điện thoại ông Khoát cho biết, PV muốn lấy hồ sơ về đổ thải dự án đó thì cứ lên mạng mà tải, tôi không dùng Zalo, không dùng Email nên không gửi được. Thật bất ngờ với câu trả lời của vị Phó Giám đốc Ban QLDA ĐTXD huyện Quỳnh Phụ, trong thời đại 4.0, chính quyền điện tử mà ông lại không dùng đến Email...

Phóng viên tiếp tục phản ánh nội dung trên tới các vị lãnh đạo UBND huyện Quỳnh Phụ như ông: Nguyễn Văn Phát-PCT huyện, ông Vũ Xuân Hùng-PCT huyện, ông  Nguyễn Tiến Quyền-Chủ tịch UBND huyện.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm thực hiện bài viết này, phóng viên vẫn chưa nhận được bất cứ hồ sơ về xác nhận bãi đổ thải của dự án trên.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…