moitruongplus Trong thời gian từ tháng 4 đến ngày 20/9, đoàn liên ngành tỉnh Nghệ An đã thực hiện tổng cộng 7 chuyến với 47 ngày kiểm tra biển.

Qua tuần tra, giám sát, đoàn quan sát 612 phương tiện, kiểm tra 421 phương tiện, trong đó, 21 phương tiện, tàu cá ngoại tỉnh và 400 phương tiện tàu cá nội tỉnh.

Trên cơ sở tiếp cận và kiểm tra, đoàn tuyên truyền và nhắc nhở; đồng thời xử phạt đối với 28 phương tiện, chủ tàu cá đánh bắt vi phạm quy định Luật Thủy sản với tổng số tiền là 164,49 triệu đồng. Cùng với phạt tiền, đoàn kiểm tra còn tịch thu 6 bộ kích điện, 1 lưới giã cào, 90m dây diện, 35m dây cháy chậm; xử lý cắt bỏ các ngư lưới cụ bỏ lại trái phép trên vùng nước tự nhiên.


Kiểm tra giám sát các hoạt động đánh bắt trái phép. Ảnh minh họa

Bên cạnh hoạt động của đoàn liên ngành tỉnh, các đồn biên phòng cửa biển ở Quỳnh Phương (TX. Hoàng Mai), Quỳnh Thuận (Quỳnh Lưu), Diễn Thành (Diễn Châu) và Nghi Tân (TX. Cửa Lò) cũng có một số đợt ra quân kiểm tra, xử lý các hoạt động đánh bắt trái phép vùng ven bờ, qua đó xử lý hàng chục vụ tàu cá vi phạm, tịch thu hàng chục lồng bát quái, kích điện, giã cào...

So với các năm trước, năm nay trên cơ sở chỉ đạo của tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT, đoàn kiểm tra hoạt động thường xuyên hơn và kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm hơn. Cùng với giải pháp tuyên truyền để ngư dân nâng cao ý thức giữ gìn nguồn lợi thủy sản, ngành mạnh tay xử lý để uốn nắn hành vi đánh bắt trái phép, không theo quy định IUU, để từng bước hướng ngư dân chấp hành quy định về gỡ "thẻ vàng" của EU.

Nhìn chung, các vi phạm ven biển vẫn tập trung vào các hành vi ghi không đúng, không đầy đủ nhật ký khai thác thủy sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24m; tàng trữ công cụ kích điện để khai thác thủy sản; vứt trái phép ngư lưới cụ xuống vùng nước tự nhiên; thuyền viên, người làm việc trên tàu cá không có tên trong danh bạ thuyền viên, không mang giấy tờ tùy thân, viết sổ đăng ký tàu cá không đúng quy định.

Ngoài ra, một số tàu cá ngoại tỉnh không treo Quốc kỳ, không đánh dấu sơn nhận biết loại tàu cá theo quy định.

Từ nay đến cuối năm, mặc dù theo kế hoạch nhiệm vụ của đoàn liên ngành tỉnh đã kết thúc nhưng trên cơ sở chức năng được giao, lực lượng kiểm ngư tỉnh với đội tàu vẫn duy trì lực lượng thường trực, khi phát hiện hoặc có tin báo của ngư dân về đánh bắt trái phép thì sẽ cử tàu xuất bến ngay để kiểm tra, xử lý theo quy định./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…