moitruongplus Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc, là lợi thế quan trọng để Quảng Ninh phát triển ngành thủy sản. Những năm qua, tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn.

Từ tháng 9/2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 18-CT/TU về tăng cường công tác quản lý và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh. Cụ thể hóa chỉ thị này, UBND tỉnh và các sở, ngành, địa phương liên qua đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện nhằm siết chặt công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Trên cơ sở đó, các địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân; chuyển đổi nghề cho ngư dân đánh bắt ven bờ; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi khai thác thủy sản trái phép.


Thường xuyên thực hiện kiểm tra kết hợp với tuyên truyền để người dân có thể nắm rõ và thực hiện nghiêm các quy định của tỉnh về bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Ảnh minh họa

Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua, các ngành chức năng và các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tuyên truyền cho hàng nghìn ngư dân về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác hải sản trên biển. Năm 2020 và 8 tháng qua, các lực lượng chức năng của tỉnh đã phát hiện trên 1.800 vụ tàu cá vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, qua đó thu phạt nộp ngân sách nhà nước hơn 10 tỷ đồng.

Tỉnh cũng thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, yêu cầu các chủ tàu phải thực hiện đăng ký, đăng kiểm, đánh dấu kẻ vẽ biển số và cấp giấy phép khai thác; hướng dẫn chủ tàu lắp đặt thiết bị giám sát tàu từ 15m trở lên; điều tra các vi phạm về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Đến nay, toàn tỉnh đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá cho 204/232 tàu (đạt gần 90%); kiểm tra, thẩm định và cấp giấy chứng nhận ATTP cho 208/232 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên (đạt 90%). Đặc biệt, từ việc áp dụng các thiết bị công nghệ thông tin cho tàu cá hoạt động trong địa bàn, cơ quan chức năng của tỉnh thường xuyên tra cứu cập nhật trên phần mềm giám sát tàu cá, liên lạc trực tiếp qua các phương tiện để cảnh báo cho 3.000 lượt ngư dân, yêu cầu ngư dân chấm dứt tình trạng vi phạm vùng biển nước ngoài. Từ đầu năm 2021 đến nay, không có tàu cá và ngư dân của tỉnh bị lực lượng nước ngoài bắt giữ.

Để bảo tồn nguồn lợi thủy sản bền vững trên địa bàn, tỉnh đã lập, phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài và nguồn gen nguy cấp, quý hiếm, trên cơ sở đó từng bước khôi phục các hệ sinh thái gắn với quy hoạch khác cũng như định hướng phát triển của tỉnh. Trong đó, chú trọng tăng cường bảo vệ và tái tạo các hệ, rạn san hô hiện đang phát triển tại Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, vùng biển Cô Tô - đảo Trần; từng bước thả rạn nhân tạo kết hợp trồng phục hồi san hô, sản xuất giống để thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản; chuyển dịch cơ cấu nuôi trồng theo hướng giảm diện tích nuôi trồng thủy sản nội địa, mở rộng diện tích nuôi trên biển phù hợp với quy hoạch không gian biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ, quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản…

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…