moitruongplus Cục Quản lý tài nguyên nước cho biết sẽ sớm hoàn thành khung logic để đảm bảo quá trình sửa đổi Luật Tài nguyên nước một cách thống nhất, xuyên suốt, chặt chẽ và hiệu quả.

Nguồn nước là tài nguyên quý giá, có ảnh hưởng quan trọng và quyết định đến đời sống của người dân cũng như sự phát triển của đất nước. Vì vậy, đảm bảo an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội có ý nghĩa quan trọng, phải được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu ở Việt Nam hiện nay. 

Mới đây, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành cho biết, đã có buổi làm việc trực tuyến với Cục Quản lý tài nguyên nước cùng các đơn vị liên quan về việc hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tài nguyên nước và một số luật liên quan đến quản lý, bảo vệ tài nguyên nước.

Liên quan tới vấn đề này, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh cho biết, tính đến ngày 29/8/2021, đã có 43/63 địa phương, 6 Bộ gửi Báo cáo tổng kết tình hình thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2012. 

Bên cạnh đó, từ khi Luật Tài nguyên nước năm 2012 ban hành, 43 địa phương nêu trên đã ban hành 275 văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thi hành Luật; cấp mới 14.424 Giấy phép tài nguyên nước trên tổng số 20.466 giấy phép đã cấp từ trước đến nay; phát hiện và xử lý 1.027 hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước với tổng số tiền phạt là hơn 34 tỉ đồng.

Sửa đổi Luật Tài nguyên nước có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh nước ta đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. (Ảnh: Báo Nghệ An)

Theo đó, nhiều ý kiến của các địa phương tập trung vào các nội dung như: Quy định cụ thể, hướng dẫn triển khai các quy định của pháp luật (xác định danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp, cơ chế chính sách ưu đãi tài chính đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có hoạt động tái sử dụng nước thải, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; quan trắc, giám sát tài nguyên nước, việc tái sử dụng nước thải…).

Đồng thời, cần quy định, xác định rõ trách nhiệm, phân công, phân cấp cụ thể trong việc quản lý tài nguyên nước giữa các cơ quan, bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt giữa lĩnh vực tài nguyên nước và lĩnh vực thủy lợi. Đẩy mạnh thực hiện việc phân cấp, phân quyền cho địa phương trong công tác cấp giấy phép tài nguyên nước. Đề nghị điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với các luật liên quan như: Luật Thủy lợi, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Quy hoạch; đẩy mạnh thực hiện chủ trương khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực tài nguyên nước...

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành chỉ đạo Cục Quản lý tài nguyên nước tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung trí tuệ đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tài nguyên nước và một số luật liên quan đến quản lý, bảo vệ tài nguyên nước. Cục sớm hoàn thành khung logic để đảm bảo quá trình sửa đổi Luật Tài nguyên nước một cách thống nhất, xuyên suốt, chặt chẽ và hiệu quả.

Theo đánh giá của Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Luật Tài nguyên nước năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013. Qua hơn 8 năm triển khai thi hành, Luật đã đi vào cuộc sống, góp phần quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước. Việc chấp hành quy định của Luật và nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước đã có nhiều chuyển biến và từng bước đáp ứng được nhu cầu về nguồn nước cho phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, trước tình trạng suy thoái, ô nhiễm nguồn nước ngày một gia tăng, nguồn nước phụ thuộc phần lớn từ nước ngoài chảy vào, thực tiễn công tác quản lý còn chồng chéo, chưa thống nhất, một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần quản lý nhưng chưa được quy định trong Luật, nhiều vướng mắc, bất cập chưa được giải quyết triệt để theo yêu cầu thực tiễn.

Do đó, việc sửa đổi Luật Tài nguyên nước có ý nghĩa quan trọng và cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh nước ta đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, các nước thượng du sử dụng nước tăng đột biến, tình trạng lấn chiếm sông hồ một cách tràn lan...

Theo Kinh tế môi trường

Các tin khác


Ninh Bình: Cắt giảm Dự án Đại học Hoa Lư ,chuyển sang đất ở để đấu giá quyền sử dụng đất

UBND tỉnh Ninh Bình vừa có Quyết định 131/UBND-VP4 về phương án sử dụng đất tại khu 7,9ha từ việc rà soát, cắt giảm Dự án xây dựng Đại học Hoa Lư chuyển sang đất ở để đấu giá quyền sử dụng đất.

Phú Thọ: Đoàn xe quá khổ, quá tải tại Thanh Sơn bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

Số tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với 11 xe chở quá khổ, quá tải tại huyện Thanh Sơn là 661 triệu đồng.

Hải Phòng: Người dân nộp tiền thuế đất tái định cư, nhưng chẳng thấy đất đâu

Sau khi đăng tải bài viết “Quận Lê Chân có buông lỏng quản lý TTXD trên tuyến phố Hồ Sen”, tòa soạn MT&ĐT Việt Nam tiếp tục nhận được nhiều phản ánh về đền bù cho người dân có nhà đất bị thu hồi phục vụ xây dựng tuyến đường Hồ Sen – Cầu Rào 2.

Gia Lâm – Hà Nội: Cần dừng ngay việc san lấp trái phép tại xã Đa Tốn

Một diện tích lớn đang được san lấp trái phép ngay ven đường 379 tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội gây ra bức xúc cho người dân, ảnh hưởng đến môi trường. UBND xã Đa Tốn cần phải ngăn chặn kip thời.

TP.Việt Trì: Người dân “tố” chính quyền xã Kim Đức buông lỏng quản lý đất đai?

Tình trạng người dân ngang nhiên xẻ đồi lấy đất đi tiêu thụ, san lấp mặt bằng đất nông nghiệp để xây dựng hàng loạt công trình nhà ở kiên cố không phép, nhưng chính quyền xã Kim Đức, TP Việt Trì không đưa ra bất cứ biện pháp ngăn chặn, xử lý

Bắc Giang : Cần “công tâm” giải quyết đất đai tại ven sông Cầu thuộc xã Yên Lư

Một số cán bộ trong thôn, xã vi phạm xây dựng nghiêm trọng như xây nhà kiên cố trên hành lang đê thoát lũ, xây nhà trên đất nông nghiệp... mà vẫn không bị xử lý, còn người dân chỉ tôn tạo đất phục vụ sản xuất thì ngay lập tức bị chính quyền xử lý.