moitruongplus Tình trạng người dân ngang nhiên xẻ đồi lấy đất đi tiêu thụ, san lấp mặt bằng đất nông nghiệp để xây dựng hàng loạt công trình nhà ở kiên cố không phép, nhưng chính quyền xã Kim Đức, TP Việt Trì không đưa ra bất cứ biện pháp ngăn chặn, xử lý

Thời gian qua trên địa bàn xã Kim Đức, TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ diễn ra tình trạng người dân tự ý xẻ đồi mang đất đi tiêu thụ, và sử dụng san lập mặt bằng đất nông nghiệp để xây dựng hàng loạt công trình kiên cố.  Đáng nói, trong đó có công trình của cán bộ, công chức  xã này.

Mặc dù chính quyền sở tại biết rõ sự việc nhưng lại "ngó lơ” cho vi phạm, khi không đưa ra bất cứ biện pháp nào để ngăn chặn, xử lý gây bức xúc trong nhân dân.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn – Chủ tịch UBND xã Kim Đức, TP.Việt Trì (người đang đứng) tại buổi làm việc với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam

Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, bà Nguyễn Thị D một người dân ở Khu 1, xã Kim Đức cho hay: "Việc các hộ dân ngang nhiên san gạt đồi để mang đất đi bán và san lấp mặt bằng đất nông nghiệp, không chỉ gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ mặt bằng đất canh tác trong khu vực. Mặc dù chúng tôi đã phản ánh sự việc đến chính quyền nhưng không quan tâm, giải quyết”.

Chỉ tay về phía căn nhà khang trang của hộ bà Nguyễn Thị L, bà D nói: Trên địa bàn xã còn diễn ra tình trạng hàng loạt công trình xây dựng kiên cố "mọc” lên không phép. Đây là công trình điển hình cho việc xây dựng trên đất nông nghiệp, nhưng cũng không được chính quyền xử lý.

Để làm rõ sự việc, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam  đã có buổi làm việc với chính quyền xã Kim Đức. Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thanh Tuấn – Chủ tịch xã cho hay: "Tôi không phủ nhận việc người dân san gạt đất đồi, sử dụng đất sai mục đích và các công trình xây dựng mà người dân phản và phóng viên cung cấp cho chúng tôi về cơ bản đều đúng”.

Người dân tự ý xẻ đồi lấy đất đi tiêu tụ, san lấp mặt bằng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Kim Đức, TP.Việt Trì

Lý giải về tình trạng các hộ dân tự ý san gạt đất đồi trên địa bàn mang đi tiêu thụ, san lấp mặt bằng. Người đứng đầu chính quyền xã Kim Đức thừa nhận: Tất cả họ tự ý làm chứ không hề có văn bản chấp thuận san gạt mặt bằng, hay quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất?

Trả lời câu hỏi, đối với các hộ dân vi phạm về đất đai, xây dựng nêu trên thì chính quyền xã đã có biện pháp gì để ngăn chặn, xử lý và đến nay đã ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm hành chính? Ông Nguyễn Thanh Tuấn không cung cấp được hồ sơ, tài liệu liên quan mà lý giải rằng: "Thú thực là tôi cũng mới về nhận công tác nên chưa thể nắm hết được, và cũng chưa kiểm tra cụ thể, chi tiết các trường hợp trên”.

Tiếp đến, trước thông tin phản ánh cán bộ, công chức xã cũng thực hiện hành vi vi phạm xây nhà trên đất nông nghiệp? ông Tuấn cho hay: "Nội dung này tôi đã làm việc và hỏi kĩ cán bộ của tôi rồi, tuy nhiên công trình đó là của người nhà chứ không đứng tên vị cán bộ này”

Để xảy ra hàng loạt các vi phạm về đất đai, môi trường, xây dựng trên địa bàn và đã diễn ra trong thời gian dài nhưng không có biện pháp ngăn chặn, xử lý là thể hiện rõ dấu hiệu buông lỏng quản lý. Trách nhiệm chính thuộc về chính quyền xã Kim Đức, và cá nhân ông Nguyễn Thanh Tuấn phải chịu trách nhiệm vai trò người đứng đầu chính quyền.

Và để khắc phục, chấm dứt tình trạng trên thiết nghĩ lãnh đạo UBND T.Việt Trì cần chỉ đạo các ngành chức năng liên quan vào cuộc thanh kiểm tra toàn bộ công tác quản lý đất đai, xây dựng trên địa bàn xã Kim Đức, qua đó xử lý nghiêm tập thể, cá nhân đã "tiếp tay” cho vi phạm (nếu có).


Một số hộ gia đình xây nhà ở kiên cố trên đất nông nghiệp tại địa bàn xã Kim Đức

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác


Ninh Bình: Cắt giảm Dự án Đại học Hoa Lư ,chuyển sang đất ở để đấu giá quyền sử dụng đất

UBND tỉnh Ninh Bình vừa có Quyết định 131/UBND-VP4 về phương án sử dụng đất tại khu 7,9ha từ việc rà soát, cắt giảm Dự án xây dựng Đại học Hoa Lư chuyển sang đất ở để đấu giá quyền sử dụng đất.

Phú Thọ: Đoàn xe quá khổ, quá tải tại Thanh Sơn bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

Số tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với 11 xe chở quá khổ, quá tải tại huyện Thanh Sơn là 661 triệu đồng.

Hải Phòng: Người dân nộp tiền thuế đất tái định cư, nhưng chẳng thấy đất đâu

Sau khi đăng tải bài viết “Quận Lê Chân có buông lỏng quản lý TTXD trên tuyến phố Hồ Sen”, tòa soạn MT&ĐT Việt Nam tiếp tục nhận được nhiều phản ánh về đền bù cho người dân có nhà đất bị thu hồi phục vụ xây dựng tuyến đường Hồ Sen – Cầu Rào 2.

Gia Lâm – Hà Nội: Cần dừng ngay việc san lấp trái phép tại xã Đa Tốn

Một diện tích lớn đang được san lấp trái phép ngay ven đường 379 tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội gây ra bức xúc cho người dân, ảnh hưởng đến môi trường. UBND xã Đa Tốn cần phải ngăn chặn kip thời.

Bắc Giang : Cần “công tâm” giải quyết đất đai tại ven sông Cầu thuộc xã Yên Lư

Một số cán bộ trong thôn, xã vi phạm xây dựng nghiêm trọng như xây nhà kiên cố trên hành lang đê thoát lũ, xây nhà trên đất nông nghiệp... mà vẫn không bị xử lý, còn người dân chỉ tôn tạo đất phục vụ sản xuất thì ngay lập tức bị chính quyền xử lý.

Phú Thị, Gia Lâm: Dùng chất thải xây dựng để san lấp 20.126 m2 đất nông nghiệp.

Xin đổ thêm đất mầu để sản xuất nông nghiệp trên diện tích 20.126 m2 tại khu Lầy Ân, xã Phú Thị, nhưng hộ ông Bùi Tố Minh lại dùng chất thải xây dựng bỏ đi từ các công trình thi công để san lấp, gây ô nhiễm môi trường, phá hủy kết cấu đất.