moitruongplus Một số cán bộ trong thôn, xã vi phạm xây dựng nghiêm trọng như xây nhà kiên cố trên hành lang đê thoát lũ, xây nhà trên đất nông nghiệp... mà vẫn không bị xử lý, còn người dân chỉ tôn tạo đất phục vụ sản xuất thì ngay lập tức bị chính quyền xử lý.

Xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang thời gian gần đân người dân xôn xao bàn tán về việc chính quyền địa phương nơi đây đặc biệt quan tâm đến việc xử lý vi phạm đất đai của một số hộ dân vùng ven bãi khi họ cải tạo đất để trồng cây, thay đổi hình thức canh tác. Thế nhưng điều ngạc nhiên là, khi người dân xây dựng cải tạo đất thì chính quyền cương quyết xử lý, còn một số cán bộ trong thôn, xã vi phạm trật tự xây dựng, vi phạm hành lang đê điều thì các cán bộ nơi đây "dường như” không biết?.

Phản ánh tới báo chí, các ông bà bao gồm: Trần Văn Đồn, Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Thị Tiến cùng trú tại thôn Yên Thịnh, xã Yên Lư, huyện Yên Dũng cho biết: Gia đình các ông bà có một khoảng diện tích đất ngoài đê sông Cầu đã sử dụng cách đây khoảng 40 năm. Diện tích đất là đất nông nghiệp được gia đình sử dụng ổn định từ năm 1982 đến nay đã qua các kỳ kiểm kê đất đai 1988,1992 và được gia hạn tự động thêm 50 năm theo luật đất đai năm 2013.

Thời gian sau này ,UBND tỉnh Bắc Giang có ra quy định về cấm sản xuất gạch theo phương pháp thủ công, gia đình ông Đồn, bà Nga, bà Tiền đồng tình ủng hộ, bỏ các lò gạch thủ công theo đúng quy định của chính quyền. Do thời điểm làm gạch, các thùng vũng là các hố sâu gây khó khăn trong việc canh tác nên gia đình các ông bà đã bàn nhau cải tạo, san lấp các thùng vũng để tôn tạo lại đất phục vụ cho nhu cầu canh tác đồng thời để tránh tình trạng sạt lở gia đình có xây một số tường bao quanh khu đất để bảo vệ đất.

Tuy nhiên ngày 14/4/2020, chính quyền xã Yên Lư đã bất ngờ tiến hành phá dỡ toàn bộ số tường bao được gia đình xây dựng với lý do gia đình vi phạm trật tự xây dựng, ảnh hưởng đến hành lang thoát lũ. Và ra quyết định xử phạt hành chính đối với gia đình ông Đồn.

Không đồng ý với với cách xử lý "đột ngột” của chính quyền địa phương, gia đình ông Đồn, bà Nga, bà Tiến đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng yêu cầu trả lời và giải quyết thấu tình đạt lý. Nhưng cho đến nay sự việc vẫn chưa đến hồi phân giải cuối cùng.

Trao đổi với PV, ông Trần Văn Đồn thôn Yên Thịnh cho rằng: " Chủ trương của nhà nước, quy định của pháp luật ban hành, gia đình chúng tôi luôn có ý thức chấp hành đầy đủ. Tuy nhiên, việc ứng xử đối với người dân trong thôn, xã cũng cần sự công tâm từ phía chính quyền địa phương. Nếu như chính quyền địa phương cho rằng chúng tôi vi phạm về xây dựng tôn tạo đất thì vì sao nhiều công trình của cán bộ trong thôn, xã nằm dọc tuyến đê sông Cầu vẫn ngang nhiên tồn tại và thách thức pháp luật mà không một cơ quan chức năng nào xử lý...?”.



Khu đất và tường bao gia đình ông Đồn bị chính quyền tháo dỡ

Theo quan sát của PV, dọc tuyến đê sông Cầu thuộc khu vực gia đình ông Đồn tồn tại khá nhiều công trình xây dựng bao gồm tường rào bao, nhà kiên cố, bãi cát xây dựng... các công trình này có tên các bộ như Bí thư chi bộ thôn Yên Thịnh, cán bộ MTTQ xã Yên Lư.



Công trình kiên cố của cán bộ xã Yên Lư vi phạm an toàn đê điều nhưng Phó chủ tịch UBND xã cho rằng được huyện và tỉnh cấp phép hẳn hoi...?!

Ghi nhận của PV cho thấy, toàn bộ các khu đất của người dân ven đê sông Cầu trước đây làm gạch thủ công đang tồn tại các vũng khá sâu, một số cty đã lấy đất làm gạch tạo thành những hồ nước trũng bên dưới tồn tại lượng cát san lấp khá lớn và vô hình chung tại các điểm này cũng bắt đầu tồn tại những bãi cát khủng phục vụ cho việc "buôn bán”?.

Để đảm bảo tính khách quan trong thông tin, Môi trường và Đô thị Việt Nam đã trao đổi với ông Nguyễn Văn Hanh, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Lư về nội dung vụ việc đang được các hộ dân phản ánh thì ông Hanh cho biết thời điểm tháng 4 năm 2020 chính quyền xã tiến hành tháo dỡ một số tường bao của gia đình ông Đồn không phải là cưỡng chế mà chỉ là tuyên truyền?. Tuy nhiên khi PV yêu cầu ông cung cấp các văn bản, giấy tờ liên quan đến sự việc này thì ông Hanh lại cho rằng cán bộ địa chính nắm giữ...



Phó chủ tịch UBND xã Yên Lư, ông Nguyễn Văn Hanh trả lời PV Môi trường và Đô thị Việt Nam

Khi được hỏi vì sao một số cán bộ trong thôn, xã vi phạm xây dựng nghiêm trọng như xây nhà kiên cố trên hành lang đê thoát lũ, xây nhà trên đất nông nghiệp... mà vẫn không bị xử lý, còn người dân chỉ tôn tạo đất phục vụ sản xuất cây trồng thì ngay lập tức bị chính quyền xử lý? thì ông Hanh cho rằng họ có giấy tờ hẳn hoi, được huyện và tỉnh cấp phép...?.

Theo tìm hiểu của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ngày 15/8/2020, Cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Bắc Giang ( số 05/QD-CSĐT (VPCQCSĐT) giải quyết đơn khiếu nại của gia đình ông Đồn cũng khẳng định: "Quá trình tiến hành, UBND xã Yên Lư thực hiện chưa đúng trình tự quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính”.

 Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác


Ninh Bình: Cắt giảm Dự án Đại học Hoa Lư ,chuyển sang đất ở để đấu giá quyền sử dụng đất

UBND tỉnh Ninh Bình vừa có Quyết định 131/UBND-VP4 về phương án sử dụng đất tại khu 7,9ha từ việc rà soát, cắt giảm Dự án xây dựng Đại học Hoa Lư chuyển sang đất ở để đấu giá quyền sử dụng đất.

Phú Thọ: Đoàn xe quá khổ, quá tải tại Thanh Sơn bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

Số tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với 11 xe chở quá khổ, quá tải tại huyện Thanh Sơn là 661 triệu đồng.

Hải Phòng: Người dân nộp tiền thuế đất tái định cư, nhưng chẳng thấy đất đâu

Sau khi đăng tải bài viết “Quận Lê Chân có buông lỏng quản lý TTXD trên tuyến phố Hồ Sen”, tòa soạn MT&ĐT Việt Nam tiếp tục nhận được nhiều phản ánh về đền bù cho người dân có nhà đất bị thu hồi phục vụ xây dựng tuyến đường Hồ Sen – Cầu Rào 2.

Gia Lâm – Hà Nội: Cần dừng ngay việc san lấp trái phép tại xã Đa Tốn

Một diện tích lớn đang được san lấp trái phép ngay ven đường 379 tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội gây ra bức xúc cho người dân, ảnh hưởng đến môi trường. UBND xã Đa Tốn cần phải ngăn chặn kip thời.

TP.Việt Trì: Người dân “tố” chính quyền xã Kim Đức buông lỏng quản lý đất đai?

Tình trạng người dân ngang nhiên xẻ đồi lấy đất đi tiêu thụ, san lấp mặt bằng đất nông nghiệp để xây dựng hàng loạt công trình nhà ở kiên cố không phép, nhưng chính quyền xã Kim Đức, TP Việt Trì không đưa ra bất cứ biện pháp ngăn chặn, xử lý

Phú Thị, Gia Lâm: Dùng chất thải xây dựng để san lấp 20.126 m2 đất nông nghiệp.

Xin đổ thêm đất mầu để sản xuất nông nghiệp trên diện tích 20.126 m2 tại khu Lầy Ân, xã Phú Thị, nhưng hộ ông Bùi Tố Minh lại dùng chất thải xây dựng bỏ đi từ các công trình thi công để san lấp, gây ô nhiễm môi trường, phá hủy kết cấu đất.