moitruongplus Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ quan trọng trong quản lý Nhà nước về đất đai, làm cơ sở khoanh định quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thời gian qua, việc thực hiện công tác này vẫn còn nhiều tồn tại, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh để nâng cao hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Khắc phục tình trạng giao đất, cho thuê đất tràn lan, lãng phí

Theo đánh giá của PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách TN&MT, thời gian qua, thể chế hóa nội dung Nghị quyết 19-NQ/TW, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được kiện toàn, đổi mới, bước đầu khắc phục được các hạn chế, tồn tại trong công tác giao đất, cho thuê đất, tránh tràn lan, lãng phí.

Đồng thời, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa các quy hoạch; quy hoạch đô thị và quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất đai được triển khai thực hiện tại 3 cấp hành chính là quốc gia, tỉnh, huyện và theo nguyên tắc quy hoạch sử dụng đất của cấp trên định hướng cho quy hoạch sử dụng đất cấp dưới. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện là cơ sở duy nhất để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Quy định cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ; Quốc hội quyết định các chỉ tiêu sử dụng các loại đất này trong quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và phân bổ đến từng địa phương.

Bên cạnh đó, tùy theo quy mô sử dụng đất mà UBND cấp tỉnh phải trình Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ hoặc trình HĐND cấp tỉnh thông qua chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất. Đặc biệt, Quốc hội, HĐND các cấp, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên, nhân dân có quyền giám sát việc quản lý, sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt.

Thể chế hóa Nghị quyết 19, Luật Đất đai 2013 đã quy định về căn cứ, điều kiện, thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Việc tổ chức thực hiện các quy định này đã từng bước sàng lọc được các nhà đầu tư kém năng lực, khắc phục tình trạng chậm đưa đất vào sử dụng, góp phần quan trọng tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.

Trong nông nghiệp, đã quy định tăng thời hạn sử dụng đất lên 50 năm cho các loại đất nông nghiệp; Cho phép hộ gia đình, cá nhân tích tụ đất đai với diện tích không quá 10 lần hạn mức giao đất; Bước đầu khuyến khích tích tụ đất đai thông qua cơ chế góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, nhận quyền thuê đất, "dồn điền, đổi thửa”, chuyển đổi đất cho nhau, khuyến khích hợp tác, liên kết tập trung ruộng đất sản xuất hàng hóa lớn; Số thửa ruộng của một hộ giảm, diện tích thửa ruộng tăng; Hình thành cánh đồng sản xuất hàng hóa quy mô lớn gắn với thị trường tiêu thụ.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng còn bị phá vỡ

Tuy nhiên, theo Viện trưởng, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số tồn tại như: quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn, hạ tầng kinh tế - xã hội chưa xem xét đồng bộ; Việc bố trí đất đai cho các khu công nghiệp nhiều nơi còn chưa hợp lý; Việc phát triển nhanh các khu công nghiệp ở một số địa phương trong thời gian qua đã tạo sức ép không nhỏ đối với môi trường, hạ tầng xã hội phục vụ công nhân khu công nghiệp; Quy hoạch một số khu công nghiệp sử dụng nhiều đất canh tác tại khu vực đồng bằng, nhưng đến nay vẫn chưa kêu gọi được nhà đầu tư.

Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông mới được đầu tư phát triển dọc tuyến đường Hồ Chí Minh chưa phát huy tác dụng thu hút phát triển công nghiệp, đô thị cho các tỉnh trung du, miền núi để giảm áp lực cho khu vực đồng bằng. Việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp còn thiếu sự thống nhất trên quy mô liên vùng, liên tỉnh.

Theo đánh giá của nhiều địa phương, thời gian qua, công tác lập, điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch cấp tỉnh, huyện còn chậm; công tác dự báo nhu cầu còn chưa sát nhu cầu thực tế, các giải pháp thực hiện quy hoạch chưa đồng bộ, quyết liệt dẫn tới một số chỉ tiêu sử dụng đất còn thấp.

 Lý giải nguyên nhân này, nhiều địa phương cho rằng, đất đai và các vấn đề sử dụng đất nhạy cảm phức tạp ở địa phương luôn biến động và thay đổi theo từng ngày, trong khi cơ chế, chính sách, pháp luật về đất đai cũng luôn có sự điều chỉnh bổ sung.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, nền kinh tế chung của cả nước gặp nhiều khó khăn, vốn đầu tư công giảm do chủ trương của Chính phủ, thị trường bất động sản tăng giảm thất thường và các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước giảm đáng kể.

Năng lực dự báo của một số cán bộ làm công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở một số địa phương còn hạn chế; chưa sát với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và khả năng thực hiện; việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất của huyện, thành phố còn thụ động.

Một số dự án sau khi được chấp thuận chưa tập trung tìm giải pháp quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng dẫn đến tiến độ thực hiện còn chậm làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Theo Báo TNMT

Các tin khác


Ninh Bình: Cắt giảm Dự án Đại học Hoa Lư ,chuyển sang đất ở để đấu giá quyền sử dụng đất

UBND tỉnh Ninh Bình vừa có Quyết định 131/UBND-VP4 về phương án sử dụng đất tại khu 7,9ha từ việc rà soát, cắt giảm Dự án xây dựng Đại học Hoa Lư chuyển sang đất ở để đấu giá quyền sử dụng đất.

Phú Thọ: Đoàn xe quá khổ, quá tải tại Thanh Sơn bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

Số tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với 11 xe chở quá khổ, quá tải tại huyện Thanh Sơn là 661 triệu đồng.

Hải Phòng: Người dân nộp tiền thuế đất tái định cư, nhưng chẳng thấy đất đâu

Sau khi đăng tải bài viết “Quận Lê Chân có buông lỏng quản lý TTXD trên tuyến phố Hồ Sen”, tòa soạn MT&ĐT Việt Nam tiếp tục nhận được nhiều phản ánh về đền bù cho người dân có nhà đất bị thu hồi phục vụ xây dựng tuyến đường Hồ Sen – Cầu Rào 2.

Gia Lâm – Hà Nội: Cần dừng ngay việc san lấp trái phép tại xã Đa Tốn

Một diện tích lớn đang được san lấp trái phép ngay ven đường 379 tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội gây ra bức xúc cho người dân, ảnh hưởng đến môi trường. UBND xã Đa Tốn cần phải ngăn chặn kip thời.

TP.Việt Trì: Người dân “tố” chính quyền xã Kim Đức buông lỏng quản lý đất đai?

Tình trạng người dân ngang nhiên xẻ đồi lấy đất đi tiêu thụ, san lấp mặt bằng đất nông nghiệp để xây dựng hàng loạt công trình nhà ở kiên cố không phép, nhưng chính quyền xã Kim Đức, TP Việt Trì không đưa ra bất cứ biện pháp ngăn chặn, xử lý

Bắc Giang : Cần “công tâm” giải quyết đất đai tại ven sông Cầu thuộc xã Yên Lư

Một số cán bộ trong thôn, xã vi phạm xây dựng nghiêm trọng như xây nhà kiên cố trên hành lang đê thoát lũ, xây nhà trên đất nông nghiệp... mà vẫn không bị xử lý, còn người dân chỉ tôn tạo đất phục vụ sản xuất thì ngay lập tức bị chính quyền xử lý.