moitruongplus Mặc dù, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các sở, ban ngành xử lý nghiêm việc khai thác tài nguyên trái phép trên địa bàn tỉnh. Thế nhưng, tình trạng khai thác đất tặc vẫn diễn ra âm ỉ ở xã Thanh Phong (Thanh Chương).

Cận cảnh những quả đồi bị "xẻ thịt”

Thời gian gần đây, người dân xóm 2-3, xã Thanh Phong, huyện Thanh Chương (Nghệ An) bức xúc với hình ảnh những đoàn xe tải chở đất tặc từ trong khu dân cư nối đuôi nhau di chuyển rầm rộ cả ngày trên địa bàn làm ồn ào, bụi bặm, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, nhất là quảng thời gian tan trường.

Một trong nhiều quả đồi tại xã Thanh Phong bị đất tặc đào bới rầm rộ gần 1 năm qua mà chính quyền không xử lý. Người dân cho biết đây là máy xúc của một người tên là Hùng sinh sống trên địa bàn xã.

 Theo ghi nhận của PV, tại nơi đất tặc khai thác thì cả một quả đồi rộng gần 1ha đất đang bị đào bới, xẻ thịt. Một chiếc máy múc màu đỏ đang sẵn sàng khi có xe tải vào để múc đất chở đi tiêu thụ.

Trao đổi với PV, ông Phan Đình T là người dân sống gần khu vực này cho hay: "bãi khai thác đất này trước đây là một quả đồi cây của ông Phan Trọng Trường thuộc địa phận xóm 8 cũ, xã Thanh Phong. Thế nhưng, qua vài tháng khai thác, những đồi cây này đã được gần như san bằng và mất tích không dấu vết. Hiện tại, người ta chỉ còn thấy một vùng đất đang được đào xới nham nhở.”


Cứ thế, trung bình mỗi ngày, có đến gần hàng chục lượt xe đến đây chở đất đi. Môi trường sinh thái bị biến đổi hoàn toàn, con đường bê tông dân sinh ngày nào cũng phải "oằn mình" gánh chịu những lượt xe tải trọng chạy qua.

Bất chấp cuộc sống của nhân dân, "đất tặc” cứ ngang nhiên hoạt động

Không những vậy, đất đá được chất đầy trên xe nhưng không hề che chắn làm vương vãi khắp mặt đường kèm theo khói bụi, ô nhiễm, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân. Điểm đến cuối cùng của đất tặc này là khu đất phân lô bán nền của các hộ dân trong xã đổ san lấp mặt bằng xây dựng công trình.

Đất tặc được cung cấp bán cho nhiều địa điểm công trình, trong đó có khu phân lô bán nền.

Một số người dân tại xã Thanh Phong cho biết thêm, tình trạng khai thác đất tại đây đã diễn ra khá rầm rộ và tấp nập gần một năm nay. Hàng chục chiếc xe tải hàng ngày di chuyển trên địa bàn khu dân cư mà không gặp bất cứ sự kiểm tra nào của các cơ quan chức năng cũng như chính quyền địa phương.

Trao đổi với ông Trịnh Xuân Thị - Chủ tịch UBND xã Thanh Phong, ông Thị Cho biết: "việc khai thác đất trái phép trên địa bàn trong thời gian vừa qua là có thật. Tuy nhiên, mấy ngày qua do UBND xã tổ chức tiêm phòng dịch Covid- 19 cho toàn nhân dân, vì vậy các đối tượng đã lợi dụng nên việc tuần tra kiểm sát có phần sai sót, nhưng kể từ nay trở đi chúng tôi sẽ giao cho ban cán sự xóm, cán bộ địa chính xã kiểm tra, theo dõi nếu còn tái phạm chúng tôi sẽ kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”

Mặc dù, hàng kỳ, hàng năm UBND tỉnh đã ban hành nhiều công văn chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan tăng cương công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên, khoáng sản nhưng thực tế nạn khai thác đất trái phép, tình trạng chở quá khổ quá tải vẫn diễn ra công khai, ngang nhiên "qua mặt" các cơ quan chức năng làm thất thoát tài nguyên của đất nước. Như vậy, dư luận có quyền đặt ra câu hỏi liệu chính quyền xã Thành Phong nói riêng và huyện Thanh Chương nói chung có đang bao che cho những hoạt động trái pháp luật này?

Để làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, chính quyền địa phương nơi để xẩy ra việc khai thác đất tặc, vật liệu xây dựng, khoáng sản trái phép, đề nghị các cơ quan chức năng phải kiểm tra, xác minh để quy trách nhiệm cho người đứng đầu, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng. Đặt biệt cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước hiệu lực, hiệu quả, kịp thời xử lý các vụ việc vi phạm khi có phản ánh của cơ quan thông tấn báo chí và của quần chúng nhân dân.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác


Ninh Bình: Cắt giảm Dự án Đại học Hoa Lư ,chuyển sang đất ở để đấu giá quyền sử dụng đất

UBND tỉnh Ninh Bình vừa có Quyết định 131/UBND-VP4 về phương án sử dụng đất tại khu 7,9ha từ việc rà soát, cắt giảm Dự án xây dựng Đại học Hoa Lư chuyển sang đất ở để đấu giá quyền sử dụng đất.

Phú Thọ: Đoàn xe quá khổ, quá tải tại Thanh Sơn bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

Số tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với 11 xe chở quá khổ, quá tải tại huyện Thanh Sơn là 661 triệu đồng.

Hải Phòng: Người dân nộp tiền thuế đất tái định cư, nhưng chẳng thấy đất đâu

Sau khi đăng tải bài viết “Quận Lê Chân có buông lỏng quản lý TTXD trên tuyến phố Hồ Sen”, tòa soạn MT&ĐT Việt Nam tiếp tục nhận được nhiều phản ánh về đền bù cho người dân có nhà đất bị thu hồi phục vụ xây dựng tuyến đường Hồ Sen – Cầu Rào 2.

Gia Lâm – Hà Nội: Cần dừng ngay việc san lấp trái phép tại xã Đa Tốn

Một diện tích lớn đang được san lấp trái phép ngay ven đường 379 tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội gây ra bức xúc cho người dân, ảnh hưởng đến môi trường. UBND xã Đa Tốn cần phải ngăn chặn kip thời.

TP.Việt Trì: Người dân “tố” chính quyền xã Kim Đức buông lỏng quản lý đất đai?

Tình trạng người dân ngang nhiên xẻ đồi lấy đất đi tiêu thụ, san lấp mặt bằng đất nông nghiệp để xây dựng hàng loạt công trình nhà ở kiên cố không phép, nhưng chính quyền xã Kim Đức, TP Việt Trì không đưa ra bất cứ biện pháp ngăn chặn, xử lý

Bắc Giang : Cần “công tâm” giải quyết đất đai tại ven sông Cầu thuộc xã Yên Lư

Một số cán bộ trong thôn, xã vi phạm xây dựng nghiêm trọng như xây nhà kiên cố trên hành lang đê thoát lũ, xây nhà trên đất nông nghiệp... mà vẫn không bị xử lý, còn người dân chỉ tôn tạo đất phục vụ sản xuất thì ngay lập tức bị chính quyền xử lý.