moitruongplus Ông Nguyễn Anh Tùng - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Thủy khẳng định: “Mỏ đất này có giấy phép san gạt hạ cốt nền, còn việc chở đất sang tận Ba Vì để bán là không được phép”.

Thời gian vừa qua người dân huyện Thanh Thủy tỉnh Phú thọ vô cùng bức xúc trước tình trạng khai thác đất "rầm rộ”, bất chấp những quy định của pháp luật tại khu 2 xã Đào Xá.

Ông T người dân xã Đào Xá cho biết: "Tình trạng khai thác đất ở đây diễn ra được một thời gian rồi, hàng ngày những chiếc xe tải cỡ lớn (có dấu hiệu quá khổ, quá tải) ra vào lấy đất chạy rầm rầm gây nên tình trạng bụi bẩn, ô nhiễm môi trường làm cho người dân chúng tôi vô cùng bức xúc. 

Trước thông tin phản ánh của người dân, phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam có mặt tại khu vực này, hình ảnh đập vào mắt chúng tôi là mỏ khai thác đất với 2 chiếc máy xúc làm việc hết công xuất, cung cấp đất cho đoàn xe tải cỡ lớn (hơn chục chiếc xe), có tải trọng khoảng 20 -30 tấn, chạy từ khu 2 xã Đào Xá, chạy ra Quốc lộ 32, qua trạm thu phí BOT Tam Nông, rồi chở đất sang huyện Ba Vì, TP.Hà Nội để bán.

Điều đáng nói, những chiếc xe này chở "lặc lè” với tải trọng lên đến gần 30 tấn, chạy với tốc độ cao, mà không hề vấp phải bất kỳ sự ngăn cản nào từ phía cơ quan chức năng huyện Thanh Thủy.

Trước sự việc trên, ngày 27/10/2021 PV có trao đổi với ông Lê Anh Đoàn, Chủ tịch UBND xã Đào Xá, thì ông Đoàn cho biết: "Tại khu 2 xã Đào Xá có mỏ đất thuộc dự án làm cây xăng, mỏ đất này chỉ có giấy phép san gạt hạ cốt nền. Còn việc họ vận chuyển ra khỏi địa bàn huyện Thanh Thủy, đặc biệt là ra khỏi địa bàn tỉnh Phú Thọ là hòa toàn sai, chúng tôi sẽ cho người kiểm tra về tình trạng này”.

Tiếp đó, PV đã liên hệ với ông Nguyễn Anh Tùng - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Thủy, ông Tùng cũng khẳng định: "Mỏ đất này có giấy phép san gạt hạ cốt nền, còn việc  chở đất sang tận Ba Vì để bán là không được phép, tôi sẽ cho người kiểm tra ngay”.

Lời khẳng định của hai vị lãnh đạo này chắc chắn như vậy, tuy nhiên không hiểu các cơ quan chức năng ở đây kiểm tra kiểu gì mà cho tới ngày 12/11/2021 tình trạng vận chuyển đất ra khỏi địa bàn tỉnh Phú Thọ, vẫn diễn ra như  "đi chợ” và quy mô còn lớn hơn trước rất nhiều.

Việc hơn chục chiếc xe tải cỡ lớn, khối lượng mỗi chiếc lên đến gần 30 tấn chạy hết công suất (với 1m3 đất có giá khoảng 55-60 nghìn đồng/m3), ước tính một ngày đoàn xe này có thể vận chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh Phú Thọ cả nghìn m3 đất, gây thiệt hại cho Nhà nước hàng chục triệu đồng/ngày.

Trong khi đó, để bảo vệ khoáng sản, ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, chấn chỉnh hoạt động san, hạ cốt nền đảm bảo đúng quy định, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã có văn bản số 2706/UBND-KTN ngày 24 tháng 6 năm 2020 yêu cầu UBND các huyện, thành, thị: Rà soát, đánh giá nhu cầu sử dụng đất để san lấp, đắp nền phục vụ các dự án, công trình xây dựng hạ tầng đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện, thành, thị. Hướng dẫn chủ đầu tư, nhà thầu thi công các dự án, công trình xây dựng có nhu cầu khai thác đất để đắp nền công trình lập hồ sơ gửi UBND tỉnh để xem xét quy hoạch và cấp giấy phép khai thác đất đắp nền công trình theo quy định.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ yêu cầu, UBND các huyện, thành, thị thực hiện nghiêm túc Quyết định số 431/QĐ-UBND ngày 27/02/2018 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Như vậy có thể thấy, UBND tỉnh Phú Thọ rất quan tâm đến việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh, nhưng không hiểu vì sao, bằng cách nào mà nơi đây lại có thể vận chuyển đất ra khỏi địa bàn tỉnh Phú Thọ dễ đến vậy?

Chưa nói đến việc mỏ đất này có được phép vận chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh Phú Thọ hay không? Chỉ nói tới việc, hàng ngày những chiếc xe có dấu hiệu quá khổ quá tải, chạy với tốc độ cao vận chuyển gây bụi bẩn ô nhiễm môi trường, đã là điều không thể chấp nhận được.

Qua đây dư luận cũng đặt ra nghi vấn, có hay không việc cố tình bao che, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác đất trái phép?

Một loạt hình ảnh về việc khai thác đất tại khu 2, xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy:



Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác


Ninh Bình: Cắt giảm Dự án Đại học Hoa Lư ,chuyển sang đất ở để đấu giá quyền sử dụng đất

UBND tỉnh Ninh Bình vừa có Quyết định 131/UBND-VP4 về phương án sử dụng đất tại khu 7,9ha từ việc rà soát, cắt giảm Dự án xây dựng Đại học Hoa Lư chuyển sang đất ở để đấu giá quyền sử dụng đất.

Phú Thọ: Đoàn xe quá khổ, quá tải tại Thanh Sơn bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

Số tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với 11 xe chở quá khổ, quá tải tại huyện Thanh Sơn là 661 triệu đồng.

Hải Phòng: Người dân nộp tiền thuế đất tái định cư, nhưng chẳng thấy đất đâu

Sau khi đăng tải bài viết “Quận Lê Chân có buông lỏng quản lý TTXD trên tuyến phố Hồ Sen”, tòa soạn MT&ĐT Việt Nam tiếp tục nhận được nhiều phản ánh về đền bù cho người dân có nhà đất bị thu hồi phục vụ xây dựng tuyến đường Hồ Sen – Cầu Rào 2.

Gia Lâm – Hà Nội: Cần dừng ngay việc san lấp trái phép tại xã Đa Tốn

Một diện tích lớn đang được san lấp trái phép ngay ven đường 379 tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội gây ra bức xúc cho người dân, ảnh hưởng đến môi trường. UBND xã Đa Tốn cần phải ngăn chặn kip thời.

TP.Việt Trì: Người dân “tố” chính quyền xã Kim Đức buông lỏng quản lý đất đai?

Tình trạng người dân ngang nhiên xẻ đồi lấy đất đi tiêu thụ, san lấp mặt bằng đất nông nghiệp để xây dựng hàng loạt công trình nhà ở kiên cố không phép, nhưng chính quyền xã Kim Đức, TP Việt Trì không đưa ra bất cứ biện pháp ngăn chặn, xử lý

Bắc Giang : Cần “công tâm” giải quyết đất đai tại ven sông Cầu thuộc xã Yên Lư

Một số cán bộ trong thôn, xã vi phạm xây dựng nghiêm trọng như xây nhà kiên cố trên hành lang đê thoát lũ, xây nhà trên đất nông nghiệp... mà vẫn không bị xử lý, còn người dân chỉ tôn tạo đất phục vụ sản xuất thì ngay lập tức bị chính quyền xử lý.