moitruongplus Sáng ngày 18/10 Thường trực Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 19-NQ/TW đã có buổi làm việc với Thành ủy Hải Phòng.
Quang cảnh buổi làm việc
Buổi làm việc nhằm nghiên cứu và tổng kết thực tiễn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về "Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại”.
Dự và chỉ đạo buổi làm việc có đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TW; đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng; các đồng chí lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, lãnh đạo Thành ủy Hải Phòng, đại diện lãnh đạo một số ban, bộ ngành liên quan.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, định hướng những nội dung thảo luận, đồng chí Trần Tuấn Anh đề nghị các đại biểu tham dự, xuất phát từ thực tiễn quản lý, triển khai thực hiện Nghị quyết trong thời gian qua của Thành phố, tập trung thảo luận, đánh giá sâu về những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị của Thành phố đối với một số vấn đề trọng tâm trong lĩnh vực đất đai như: Thực hiện giao đất, cho thuê đất; thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Thành phố, tạo quỹ đất sạch, đấu giá quyền sử dụng đất; Về giải phóng mặt bằng; Về công tác xác định giá đất; Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai của Thành phố; tổ chức bộ máy, hiệu quả hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất; Về phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước về đất đai; Về đất đai của doanh nghiệp Nhà nước khi cổ phần hoá và sau cổ phần hoá; Đất doanh nghiệp gây ô nhiễm, đất trụ sở cơ quan nhà nước di dời ra khỏi trung tâm Thành phố; Đất cảng biển và hải đảo...
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Lưu Trần Quang, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng cho biết, qua các báo cáo và thảo luận tại buổi làm việc, đã có nhiều ý kiến được đưa ra góp phần củng cố, bổ sung những nội dung quan trọng trong Dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 19 và những đề xuất, kiến nghị để tiếp tục đổi mới trong thời gian tới.
Các ý kiến đã đi thẳng vào những vấn đề lớn trong tổ chức thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW trên địa bàn Thành phố, chỉ ra những tồn tại, bất cập cũng như đưa ra những đề xuất, kiến nghị về những chủ trương, định hướng, giải pháp trong thời kỳ mới, với mục tiêu đảm bảo nguồn tài nguyên đất đai được sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả và thực sự là một nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội đất nước phát triển nhanh và bền vững hơn.
Thực tiễn trong thời gian thực hiện nghị quyết 19-NQ/TW vừa qua cho thấy, Hải Phòng là một trong những địa phương đã triển khai thực hiện Nghị quyết có hiệu quả, cách làm đổi mới, đạt được nhiều kết quả tích cực. Những kết quả mà Hải Phòng đạt được trong triển khai thực hiện Nghị quyết đã góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, thúc đẩy kinh tế của Thành phố phát triển. Nguồn lực về đất đai được phát huy để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; việc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả hơn; hạn chế tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai; ổn định, phát triển và minh bạch thị trường bất động sản; giảm khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất. Việc áp dụng các quy định của Luật Đất đai, đặc biệt là cải tiến các khâu trong công tác giải phóng mặt bằng đã mang lại hiệu quả rõ rệt, qua đó thu hút được nhiều nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư lớn và nhà đầu tư nước ngoài tham gia phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Mặc dù đạt nhiều kết quả tích cực, có nhiều đóng góp nổi bật trong công tác thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW, nhưng bên cạnh đó, Hải Phòng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, như: trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, định giá đất, bồi thường; Nguồn lực về đất đai chưa được khai thác thật sự triệt để; Vẫn còn tình trạng có nơi có lúc vi phạm pháp luật về đất đai, sử dụng đất lãng phí hoặc để hoang hóa đất,...
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Trần Tuấn Anh ghi nhận và đánh giá cao sự vào cuộc, triển khai nghiêm túc, quyết liệt với tinh thần trách nhiệm cao của Thành ủy Hải Phòng, Ban Thường vụ Thành ủy trong trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai công tác tổng kết Nghị quyết 19-NQ/TW của Thành phố; đánh giá cao những ý kiến đóng góp của Thành phố đối với Dự thảo báo cáo tổng kết Nghị quyết. Trên cơ sở đó, đồng chí yêu cầu Thường trực Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Thành phố để tiếp tục hoàn thiện, làm sâu sắc hơn nội dung tổng kết chung, đặc biệt là về các vấn đề như: Quy hoạch, sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; vấn đề liên quan đến tài chính đất, giá đất; công tác quản lý, sử dụng và kết quả sắp xếp lại, xử lý tài sản công liên quan đến đất đai... Đối với một nội dung góp ý cụ thể khác, đồng chí đề nghị Thành phố tập hợp thành văn bản gửi Ban Chỉ đạo (thông qua Ban Kinh tế Trung ương) để tiếp thu, hoàn thiện các dự thảo Báo cáo tổng kết.
Kết thúc buổi làm việc, đồng chí Trần Tuấn Anh cảm ơn các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến rất giá trị, góp phần làm cho buổi làm việc thành công tốt đẹp. Đồng chí đề nghị các các đồng chí lãnh đạo Thành ủy Hải Phòng, các đại biểu tham dự buổi làm việc tiếp tục quan tâm, nghiên cứu, tham gia đóng góp thêm ý kiến để giúp Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 19-NQ/TW hoàn thành nhiệm vụ quan trọng này./.
UBND tỉnh Ninh Bình vừa có Quyết định 131/UBND-VP4 về phương án sử dụng đất tại khu 7,9ha từ việc rà soát, cắt giảm Dự án xây dựng Đại học Hoa Lư chuyển sang đất ở để đấu giá quyền sử dụng đất.
Số tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với 11 xe chở quá khổ, quá tải tại huyện Thanh Sơn là 661 triệu đồng.
Sau khi đăng tải bài viết “Quận Lê Chân có buông lỏng quản lý TTXD trên tuyến phố Hồ Sen”, tòa soạn MT&ĐT Việt Nam tiếp tục nhận được nhiều phản ánh về đền bù cho người dân có nhà đất bị thu hồi phục vụ xây dựng tuyến đường Hồ Sen – Cầu Rào 2.
Một diện tích lớn đang được san lấp trái phép ngay ven đường 379 tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội gây ra bức xúc cho người dân, ảnh hưởng đến môi trường. UBND xã Đa Tốn cần phải ngăn chặn kip thời.
Tình trạng người dân ngang nhiên xẻ đồi lấy đất đi tiêu thụ, san lấp mặt bằng đất nông nghiệp để xây dựng hàng loạt công trình nhà ở kiên cố không phép, nhưng chính quyền xã Kim Đức, TP Việt Trì không đưa ra bất cứ biện pháp ngăn chặn, xử lý
Một số cán bộ trong thôn, xã vi phạm xây dựng nghiêm trọng như xây nhà kiên cố trên hành lang đê thoát lũ, xây nhà trên đất nông nghiệp... mà vẫn không bị xử lý, còn người dân chỉ tôn tạo đất phục vụ sản xuất thì ngay lập tức bị chính quyền xử lý.