moitruongplus Mới đây, UBND huyện Đakrông cho biết, các cơ quan chức năng của địa phương đã xác định và triệu tập 10 đối tượng liên quan đến vụ việc phá rừng tự nhiên tại Tiểu khu 686Đ và 708 thuộc xã Đakrông để làm việc.

Trước đó, quá trình tuần tra, kiểm soát lâm sản thường xuyên, Kiểm lâm huyện Đakrông phát hiện 2 vụ vận chuyển trái phép gần 5 m3 gỗ quy tròn các loại. Truy xuất nguồn gốc, xác định số gỗ trên được khai thác tại địa bàn xã Đakrông (huyện Đakrông).


Cây rừng bị chặt hạ trắng ở huyện Đakrông. Ảnh minh họa

Từ giữa tháng 7/2022, cơ quan chức năng huyện Đakrông đã đi kiểm tra hiện trường và phát hiện tại Tiểu khu 686Đ và 708 có 22 vị trí với 41 gốc cây rừng tự nhiên có đường kính từ 30-70 cm bị cưa hạ. Tiếp đó, các lực lượng đã triển khai công tác tuần tra và phát hiện, tịch thu 8 hộp gỗ vô chủ ở thôn Tà Lềng, xã Đakrông (huyện Đakrông) với khối lượng hơn 1,3 m3 được khai thác ở Tiểu khu 708. Tiếp đến ngày 26/8/2022, Tổ công tác liên ngành của huyện Đakrông tiếp tục phát hiện, bắt giữ hơn 6,7 m3 gỗ quy tròn tại km 38 trên Quốc lộ 9 thuộc địa bàn xã Húc Nghì (huyện Đakrông). Tuy nhiên, nguồn gốc số gỗ hiện chưa rõ được khai thác ở đâu.

Trong quá trình điều tra các vụ việc phá rừng, lực lượng chức năng huyện Đakrông đã xác định có 10 đối tượng liên quan đến việc phá rừng tự nhiên. Hiện các đối tượng đã được triệu tập để làm rõ. Lãnh đạo huyện Đakrông cho biết, các lực lượng chức năng địa phương đang tiếp tục tổ chức tuần tra, truy quét để xử lý nghiêm các hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép.

Liên quan đến tình trạng phá rừng ở huyện Đakrông, trước đó, vào tháng 4/2022, báo Quảng Trị đã phản ánh về vụ việc phá rừng nghiêm trọng tại Tiểu khu 699, 708 thuộc xã Đakrông, khi có hàng loạt cây gỗ có đường kính lớn bị đốn hạ. Vụ việc trên chưa được làm rõ thì tiếp tục phát hiện vụ việc phá rừng nói trên tại Tiểu khu 686Đ và 708.

Hiện, UBND tỉnh đã yêu cầu các đơn vị điều tra, xác minh đối tượng phá rừng và đặc biệt là làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân buông lỏng quản lý, hoặc có hành vi tiếp tay cho việc phá rừng.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

ffd
gd
fwefw
bvc

Thanh Hóa: Bãi tập kết đất, đá không phép gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông

Một bãi tập kết đất, đá tự phát nằm trên đất nông nghiệp, hàng lang an toàn giao thông của một doanh nghiệp trên địa bàn xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đang gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn gia thông.

Sóc Sơn (Hà Nội): Ai chịu trách nhiệm xử lý phục hồi môi trường sau việc khai thác đất trái phép?

Khai thác đất trái phép không chỉ làm thất thoát nguồn tài nguyên, ngân sách nhà nước, tác động xấu đến môi trường mà còn gây ra sự bất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh giữa các đơn vị, doanh nghiệp có phép và không phép.

Quy Nhơn - Bình Định: Cần kiểm tra hoạt động mỏ đất tại KCN Long Mỹ gây ô nhiễm môi trường

Việc khai thác và vận chuyển khoáng sản tại mỏ đất Thành Châu trong KCN Long Mỹ đang còn nhiều bất cập bởi công tác bảo vệ môi trường chưa triệt để. Hệ lụy ô nhiễm môi trường, khói bụi, không lắp dặt trạm cân, camera đấy là những gì đang tồn tại nơi đây.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su

Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Hòa Bình: Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc

Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại khu vực suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình nhưng vẫn chưa xác định được đối tượng khai thác. (Theo thông tin từ Công an xã Cao Sơn vào ngày 3/4/2024).

PV Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công an huyện Đông Hưng bắt giữ tàu cát ‘lậu’

Tối ngày 27/3, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công an huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình bắt giữ thành công một tàu cát ‘lậu’.