moitruongplus Với bán kính chưa đầy 100m giáp với đường sắt Bắc – Nam, song song với đường QL 1A, tuy nhiên mỏ đá Hoàng Mai lại gây ô nhiễm môi trường, khai thác không đúng quy định, đặc biệt thường xuyên nổ mìn không đúng giờ cho phép gây bức xúc dư luận.

Trong những năm qua, các dự án khai thác, chế biến khoáng sản, khai thác mỏ đá trên địa bàn của TX Hoàng Mai nói riêng và cả nước nói chung đã đi vào hoạt động, có những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết việc làm và thay đổi cơ cấu kinh tế của đất nước theo hướng nâng cao dần tỷ trọng sản xuất công nghiệp và thương mại, dịch vụ.

Tuy nhiên, hoạt động khai thác khoáng sản này cũng đã có tác động tiêu cực tới môi trường làm suy thoái tài nguyên rừng và để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác cho xã hội. 


Công ty Cổ phần đá Hoàng Mai vẫn chưa chịu khắc phục triệt để, khai thác theo hướng vách đứng, để lại nhiều đá om, sai thiết kế, bất chấp nguy hiểm đang rình rập tại mỏ đá

Tại phường Quỳnh Thiện TX Hoàng Mai (Nghệ An) mỏ đá được cấp phép hoạt động cho Công ty CP Đá Hoàng Mai. Trong suốt thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh của mỏ đá này đã kéo theo nhiều hệ lụy như môi trường bị ô nhiễm. Việc nổ mìn khiến đất đá văng ra đường sắt, đường Quốc lộ 1A rất nguy hiểm đến sự an toàn của người và phương tiện khi tham gia giao thông qua đoạn đường này.

Ghi nhận của PV, vào khoảng 10h30 phút ngày 06/09/2022 tại mỏ đá Hoàng Mai thuộc phường Quỳnh Thiện do Công ty CP Đá Hoàng Mai đang khai thác đã cho bảo vệ ra ngay giữa đường quốc lộ 1A chặn người và phương tiện lại để công ty nổ mìn làm ách tắc giao thông, khiến người dân vô cùng bức xúc.


Công ty CP Đá Hoàng Mai đang khai thác đã cho bảo vệ ra ngay giữa đường quốc lộ 1A chặn người và phương tiện lại để công ty nổ mìn mặc dù chưa đến giờ quy định nổ mìn.

Theo báo cáo của Phòng TN&MT, ngày 20/01/2022 Phòng Tài nguyên và Môi trường TX Hoàng Mai đã làm việc với Công ty cổ phần Đá Hoàng Mai về việc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh trong việc dừng hoạt động khoáng sản của công ty cổ phần đá Hoàng Mai. Theo giấy phép được cấp, tổng diện tích đất cho thuê là 18,542ha, trong đó; Diện tích đất sử dụng vào mục đích khai thác là 7,5ha, chế biến khoáng sản và bãi tập kết nguyên vật liệu sau khi khai thác là 9,3ha; xây dựng văn phòng công ty 1,7ha; làm nghĩa trang và nhà bia tưởng niệm là 0,036ha. Phần diện tích mỏ chưa khai thác khoảng 2,5 ha; trữ lượng còn lại chưa khai thác khoảng 1.580.000m3.

Tại thời điểm kiểm tra, sản phẩm sản xuất khoảng 20.000 thanh tà vẹt; các sản phẩm đá chế biến: Đá 2,5x5, 1x2, đá hộc, đá bay. Chủ đầu tư đang khai thác theo vỉa, khai trường khai thác đang tồn tại một số mỏm đá treo mất an toàn.


Theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật khai thác khẩu tầng, nhưng thực tế khai thác theo vỉa, tại 02 chân móng khai thác xuất hiện một số trụ đá treo rất nguy hiểm.

Theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật khai thác khẩu tầng, nhưng thực tế khai thác theo vỉa, tại 02 chân móng khai thác xuất hiện một số trụ đá treo rất nguy hiểm, việc di chuyển các công trình tạo hành lang dọc đường Quốc lộ 1A nhằm đảm bảo cảnh quan khu vực này đến nay công ty vẫn chưa thực hiện.

Sau khi kiểm tra, đoàn đã giao trách nhiệm cho công ty phải xử lý ngay các mỏm đá treo, đưa mỏ về trạng thái an toàn trước khi tiếp tục khai thác và phải thực hiện theo đúng thiết kế được phê duyệt. Thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, tiến hành quan trắc đảm bảo số lần quan trắc theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; hợp đồng thu gom, xử lý chất thải nguy hại, tưới ẩm chống bụi trên các tuyến đường trong quá trình vận chuyển.

Ngày 09/02/2022, UBND TX Hoàng Mai đã có công văn số 163/ UBND-QLĐT về việc di dời trạm xây đá của Công ty CP đá Hoàng Mai gửi Công ty Tổng công ty Công trình đường sắt; Công ty CP đá Hoàng Mai về việc thực hiện Công văn số 158/UBND- CN của UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo việc dừng hoạt động của mỏ đá Hoàng Mai trước khi dự án của tập đoàn JuTeng đi vào sản xuất theo thông báo kết luận số 179/TB UBND tỉnh ngày 06/4/2021, đồng thời chỉ đạo di chuyển trạm xây đá và nguyên vật liệu, tà vẹt đường sắt của công ty đá Hoàng Mai, tại thông báo kết luận số 238/TB- UBND ngày 28/4/2021 của UBND tỉnh Nghệ An tiếp tục chỉ đạo việc di chuyển trạm xay đá và nguyên vật liệu, tà vẹt đường sắt của công ty Cổ phần đá Hoàng Mai ra khỏi phạm vi 10m, tính từ hành lang an toàn đường sắt. Đến nay Công ty CP đá Hoàng Mai vẫn chưa di chuyển trạm máy xay đá theo chỉ đạo của UBND tỉnh.


Với bán kính chưa đầy 100m giáp với đường sắt Bắc – Nam, song song với đường QL 1A, nhưng mỏ đá khai thác tiềm ẩn nhiều nguy cơ an toàn cho các phương tiện qua đây.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Hiệu là người được Giám đốc ủy quyền cho biết: " Trong quá trình khai thác thì không tránh khỏi được bụi, tiếng ồn, khai thác vách đứng còn nhiều đá om, đá treo gây mất an toàn, nổ mìn chưa đúng giờ quy định như kết luận của đoàn kiểm tra, việc nay chúng tôi đã và đang khắc phục. Còn về việc UBND tỉnh, UBND TX Hoàng Mai có công văn đề nghị Công ty phối kết hợp để di chuyển nguyên vật liệu, trạm máy xay đá vào phía trong để thị xã trồng cây tạo cảnh quan thì đến nay Công ty đã di chuyển toàn bộ nguyên vật liệu vào trong 10m theo chỉ đạo của UBND tỉnh, và thị xã. Còn về trạm xay đá thì công ty đã báo cáo tại cuộc họp giữa UBND thị xã với công ty khi dàn máy xay này hiện tại đã quá cũ, xuống cấp nghiêp trọng, nếu tháo rời ra để di chuyển sẽ thành đống sắt vụn, hơn nữa thời hạn hợp đồng khai thác mỏ chỉ còn hơn 02 năm nên việc đầu tư một dàn máy xay mới hàng chục tỷ đồng để di chuyển vào phía trong thì công ty chưa làm được”.

Anh Nguyễn Hữu Hoài ,đơn vị BOT Hoàng Mai là người trực tiếp quản lý, bảo trì tuyến Hoàng Mai- Cầu Giát cho biết, "Mỏ đá này hoạt động không chỉ ô nhiễm do bụi, tiếng ồn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống anh em trong đơn vị BOT cũng như người và phương tiện khi tham gia giao thông qua đây. Nhất là vào thời gian nổ mìn và máy xay đá thì bụi bay mù mịt, xe ô tô chở đá trong bến đi ra thì đầy ắp rơi vãi dọc trên đường Quốc lộ 1A, chúng tôi đã nhiều lần làm việc với lãnh đạo Công ty yêu cầu phải cân tải trọng, phải che phủ kín trước khi vận chuyển để đảm bảo môi trường nhưng không hiểu sao đến nay Công ty không thực hiện”.

Theo ông Nguyễn Bá Bình, Chủ tịch UBND phường Quỳnh Thiện thừa nhận "Mỏ đá đã làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Chính quyền địa phương đã yêu cầu đơn vị khai thác cần thực hiện nghiêm túc các quy định trong giấy phép hoạt động của mỏ cũng như trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Thế nhưng thực trạng khai thác của mỏ đá nơi đây vẫn thực hiện chưa nghiêm còn diễn ra và nỗi bức xúc của người dân ngày một lớn hơn”.


Mặc cho UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo dừng hoạt khoáng sản của công ty CP đá Hoàng Mai nhưng Công ty này vẫn cố tình phớt lờ.

Với hàng loạt sai phạm trên, thế nhưng Công ty Cổ phần đá Hoàng Mai vẫn chưa chịu khắc phục triệt để, khai thác theo hướng vách đứng, để lại nhiều đá om, sai thiết kế, bất chấp nguy hiểm đang rình rập tại mỏ đá và coi thường cơ quan chức năng. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần vào cuộc xử lý dứt điểm để đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường như đã quy định./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

ffd
gd
fwefw
bvc

Thanh Hóa: Bãi tập kết đất, đá không phép gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông

Một bãi tập kết đất, đá tự phát nằm trên đất nông nghiệp, hàng lang an toàn giao thông của một doanh nghiệp trên địa bàn xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đang gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn gia thông.

Sóc Sơn (Hà Nội): Ai chịu trách nhiệm xử lý phục hồi môi trường sau việc khai thác đất trái phép?

Khai thác đất trái phép không chỉ làm thất thoát nguồn tài nguyên, ngân sách nhà nước, tác động xấu đến môi trường mà còn gây ra sự bất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh giữa các đơn vị, doanh nghiệp có phép và không phép.

Quy Nhơn - Bình Định: Cần kiểm tra hoạt động mỏ đất tại KCN Long Mỹ gây ô nhiễm môi trường

Việc khai thác và vận chuyển khoáng sản tại mỏ đất Thành Châu trong KCN Long Mỹ đang còn nhiều bất cập bởi công tác bảo vệ môi trường chưa triệt để. Hệ lụy ô nhiễm môi trường, khói bụi, không lắp dặt trạm cân, camera đấy là những gì đang tồn tại nơi đây.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su

Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Hòa Bình: Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc

Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại khu vực suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình nhưng vẫn chưa xác định được đối tượng khai thác. (Theo thông tin từ Công an xã Cao Sơn vào ngày 3/4/2024).

PV Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công an huyện Đông Hưng bắt giữ tàu cát ‘lậu’

Tối ngày 27/3, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công an huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình bắt giữ thành công một tàu cát ‘lậu’.