moitruongplus Vụ mỏ đá Văn Chương hoạt động có nhiều dấu hiệu sai phạm nhưng không được chính quyền địa phương nơi đây xử lý cứng rắn.

Mỏ đá Văn Chương đang xem thường các quy định pháp luật?

Trước đó, Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã phản ánh liên tiếp nhiều bài: "Đắk Lắk: Cần làm rõ những dấu hiệu sai phạm của mỏ đá Văn Chương”; "Đắk Lắk: Nhiều vấn đề liên quan đến mỏ đá Văn Chương chưa được làm rõ” và "Vụ mỏ đá Văn Chương tại Đắk Lắk: Vì sao chính quyền huyện Ea H’leo lại "im lặng”?”.

Các bài viết trên phản ánh về những dấu hiệu vi phạm liên quan đến hoạt động sản xuất tại mỏ đá Công ty TNHH MTV Văn Chương như: Các xe tải ben vào mỏ lấy đá khi đi ra không thực hiện việc cân tải trọng. Độ sâu và diện tích khai thác của mỏ đá Văn Chương có dấu hiệu vượt mức cho phép. Đặc biệt hơn, là mỏ đá này đã lấn chiếm 12.195 m² đất lâm nghiệp suốt thời gian dài nhưng không bị xử lý triệt để.


Diện tích 12.195 m² thuộc đất lâm nghiệp của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ea Wy quản lý bị mỏ đá Văn Chương lấn chiếm.

Liên quan đến sự việc trên, trước đó UBND huyện Ea H’leo cũng có Công văn số 620/UBND-TNMT ngày 14/4/2022 yêu cầu mỏ đá Văn Chương khẩn trương hoàn trả mặt bằng đối với phần diện tích đất đang sử dụng không nằm trong phần diện tích được cho thuê để phục vụ cho hoạt động khai thác khoáng sản (hạng mục trạm cân, nhà làm việc, trạm nghiền). Thời gian thực hiện xong trước ngày 02/5/2022. Bên cạnh đó, Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ea Wy cũng có Thông báo số 197/TB-CT ngày 22/7/2022 gửi Công ty TNHH MTV Văn Chương dừng các hoạt động tập kết vật liệu khai thác (đá), di dời toàn bộ công trình vật liệu xây dựng, máy móc ra khỏi diện tích đất lâm nghiệp thuộc quản lý của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ea Wy quản lý trong thời gian 45 ngày.   


Thông báo số 197/TB-CT ngày 22/7/2022 của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ea Wy.

Thế nhưng, theo PV ghi nhận các ngày 31/8 và 01/9, các hạng mục như: trạm cân, nhà làm việc, trạm nghiền đá và vật liệu đá nằm trên phần đất lâm nghiệp vẫn chưa được hoàn trả. Bên cạnh đó, phần đất lâm nghiệp bị mỏ đá này lấn chiếm có dấu hiệu bị đào xới, san gạt rộng ra.

Câu hỏi được đặt ra: Mỏ đá Văn Chương có chấp hành đúng theo Công văn số 620 của UBND huyện Ea H’leo? Sau khi ban hành Công văn trên, thì Huyện có đi kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của Công ty này không? Thời gian quy định đã hết, nhưng mỏ đá này không chấp hành theo yêu cầu của UBND Huyện, thì chính quyền địa phương có biện pháp gì đối với trường hợp này?

UBND huyện Ea H’leo có "ưu ái” cho mỏ đá Văn Chương?

Vừa qua, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 7/7/2022 về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, nếu trên địa bàn, lĩnh vực nào để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép hoặc thành lập bến, bãi tập kết khoáng sản trái phép diễn ra phức tạp, kéo dài mà không có biện pháp ngăn chặn, xử lý dứt điểm hoặc có cán bộ, công chức dưới quyền tiêu cực, tham nhũng thì phải tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu.


Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 7/7/2022 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị xã hội và của người dân; kịp thời phản ánh, thông tin về tình hình khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có).

Song song đó, Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã phản ánh liên tiếp nhiều bài về mỏ đá Văn Chương hoạt động có nhiều dấu hiệu sai phạm. Loạt bài viết nêu trên nhận được sự quan tâm từ dư luận nơi đây.


Phần đất lâm nghiệp bị mỏ đá này lấn chiếm có dấu hiệu bị đào xới, san gạt rộng ra.

Thế nhưng, mỏ đá Văn Chương không bị xử lý một cách cứng rắn mà ngược lại, có dấu hiệu buông lỏng quản lý từ các cơ quan chức năng huyện Ea H’leo. Điều này đã làm dấy lên sự hoài nghi: doanh nghiệp này đang được ai đó "bảo kê” cho sai phạm? Hay chăng, có tình trạng "trên bảo, dưới không nghe” tại huyện Ea H’leo?

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fsfds
bcbcb
fdsfd
hgfh

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…

Ea Súp – Đắk Lắk: Cần xử lý nghiêm tình trạng khai thác cát trái phép tại xã Ia JLơi

Bè hút cát hoạt động cả ngày lẫn đêm, xe ben vô tư vào lấy cát đi tiêu thụ. Mặc dù là hành vi khai thác và tiêu thụ cát trái phép nhưng lại công khai rầm rộ một cách khó hiểu.

Thanh Hóa: Tạm dừng khai thác khoáng sản khu vực mỏ đá vôi vì phát hiện hang động thuộc xã Hà Long

Ngày 15/4, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành công văn số 5204/UBND-CN về việc tạm dừng khai thác khoáng sản tại khu vực mỏ đá vôi phát hiện hang động thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung của Công ty TNHH Tiến Thịnh.

Thanh Hóa: Bãi tập kết đất, đá không phép gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông

Một bãi tập kết đất, đá tự phát nằm trên đất nông nghiệp, hàng lang an toàn giao thông của một doanh nghiệp trên địa bàn xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đang gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn gia thông.

Sóc Sơn (Hà Nội): Ai chịu trách nhiệm xử lý phục hồi môi trường sau việc khai thác đất trái phép?

Khai thác đất trái phép không chỉ làm thất thoát nguồn tài nguyên, ngân sách nhà nước, tác động xấu đến môi trường mà còn gây ra sự bất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh giữa các đơn vị, doanh nghiệp có phép và không phép.