moitruongplus Nhiều người dân tại xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi, kêu cứu vì thiếu hiểu biết đã ký hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh trên chính thửa đất do mình làm chủ.

Phải thuê đất của mình làm chủ

Theo bà Phạm Thị Kiều Trang (SN 1971, ngụ thôn Khê Lập, xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi), ngày 09/9/2011, bà được UBND huyện Sơn Tịnh (nay là UBND Tp. Quảng Ngãi) cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) thửa số 09, tờ bản đồ số 09, diện tích 208,0 m2, từ thửa đất do chính mẹ mình là bà Nguyễn Thị Năm cho tặng. Từ đó đến nay, bà Trang quản lý, sử dụng liên tục không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Nhà nước. Gia đình bà Trang cũng đã đăng ký, kê khai quyền sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định của pháp luật.

Ngoài ra, từ thửa đất của bà Nguyễn Thị Năm, cũng đã tách thửa chia cho các con là ông Phạm Tấn Dũng (SN 1976, 190 m2), Phạm Tấn Huy (SN 1977, 197 m2), Phạm Tấn Việt (SN 1981, 190 m2). Căn cứ theo pháp luật, các hộ gia đình trên quản lý, kê khai và được UBND huyện Sơn Tịnh cấp GCNQSDĐ đúng quy định.

Tuy nhiên, ngày 20/01/2018, UBND xã Tịnh Khê đã tự ý xác lập hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh đối với bà Phạm Thị Kiều Trang lô số 44, với diện tích 99 m2, (tiền thuê: 7.260.000 đồng/ năm) và ông Phạm Tấn Dũng lô số 46, diện tích 110 m2.


Ông Phạm Tấn Dũng chỉ cho PV mặt bằng thuê với UBND xã Tịnh Khê trên chính ngôi nhà của mình.

Bà Trang bức xúc, do chồng đi biển quanh năm và thiếu hiểu biết nên đã tin lời các cán bộ xã, ký hợp đồng thuê đất để được yên ổn làm ăn, đến khi không gia hạn được GCNQSDĐ mới vỡ lẽ…

"Việc UBND xã Tịnh Khê tự ý xác lập các hợp đồng thuê đất là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của chúng tôi. Bởi lẽ, diện tích đất trên là tài sản hợp pháp của chúng tôi đã được Nhà nước công nhận bằng GCNQSDĐ đúng quy định pháp luật”, bà Trang nói thêm.


Nhà của các hộ dân kêu cứu là mặt tiền giáp biển, khá thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán.

Có dấu hiệu vi phạm pháp luật

Bình luận vụ việc trên, LS Cao Văn Trung – Đoàn Luật sư Tp.HCM cho biết, căn cứ quy định pháp luật tại các Điều 36 Luật Đất đai năm 1993, Điều 50 Luật Đất đai năm 2003, Điều 100 Luật Đất đai năm 2013; Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013, việc cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình trên của UBND huyện Sơn Tịnh là đúng pháp luật. Vì vậy, việc UBND xã Tịnh Khê tự xác lập hợp đồng thuê đất của các hộ như trên có dấu hiện trái với các quy định pháp luật.

"Cần phải xác định căn cứ pháp lý các thửa đất trên thuộc quyền sở hữu của Nhà nước hay không để UBND xã Tịnh Khê xác lập hợp đồng cho thuê đất, vì đây đã là tài sản đã được Nhà nước công nhận cho các hộ dân. Ngoài ra, căn cứ pháp lý để xã này xác định đối tượng thuê đất là bà Phạm Thị Kiều Trang và ông Phạm Tấn Dũng mà không phải là người nào khác cũng cần làm rõ!”, LS Trung chia sẻ thêm.


Chỉ một số hộ phải ký hợp đồng thuê mặt bằng với UBND xã Tịnh Khê?!

Để tìm hiểu rõ hơn về thông tin vụ việc, PV đã có trao đổi qua điện thoại với ông Võ Minh Chính – Chủ tịch UBND xã Tịnh Khê, tuy nhiên, ông Chính cho biết vụ việc trên liên quan đến nhiều đời lãnh đạo xã thời kỳ trước. Vì vậy, để có đầy đủ thông tin, UBND xã sẽ sắp xếp lịch làm việc tiếp báo chí trong vài ngày tới.

Chúng tôi cũng đã liên hệ UBND Tp. Quảng Ngãi, nhưng cán bộ nơi đây cho biết lãnh đạo bận họp, yêu cầu PV để lại nội dung làm việc, sẽ phản hồi sau.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

ffd
gd
fwefw
bvc

Thanh Hóa: Bãi tập kết đất, đá không phép gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông

Một bãi tập kết đất, đá tự phát nằm trên đất nông nghiệp, hàng lang an toàn giao thông của một doanh nghiệp trên địa bàn xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đang gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn gia thông.

Sóc Sơn (Hà Nội): Ai chịu trách nhiệm xử lý phục hồi môi trường sau việc khai thác đất trái phép?

Khai thác đất trái phép không chỉ làm thất thoát nguồn tài nguyên, ngân sách nhà nước, tác động xấu đến môi trường mà còn gây ra sự bất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh giữa các đơn vị, doanh nghiệp có phép và không phép.

Quy Nhơn - Bình Định: Cần kiểm tra hoạt động mỏ đất tại KCN Long Mỹ gây ô nhiễm môi trường

Việc khai thác và vận chuyển khoáng sản tại mỏ đất Thành Châu trong KCN Long Mỹ đang còn nhiều bất cập bởi công tác bảo vệ môi trường chưa triệt để. Hệ lụy ô nhiễm môi trường, khói bụi, không lắp dặt trạm cân, camera đấy là những gì đang tồn tại nơi đây.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su

Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Hòa Bình: Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc

Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại khu vực suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình nhưng vẫn chưa xác định được đối tượng khai thác. (Theo thông tin từ Công an xã Cao Sơn vào ngày 3/4/2024).

PV Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công an huyện Đông Hưng bắt giữ tàu cát ‘lậu’

Tối ngày 27/3, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công an huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình bắt giữ thành công một tàu cát ‘lậu’.