moitruongplus Hiện nay, nhiều dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp ven biển Quảng Ngãi cũng đang bị bỏ hoang.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi, hiện hàng chục dự án đầu tư lĩnh vực nông nghiệp trên vùng đất cát ven biển đang bị bỏ hoang, gây lãng phí lớn về đất đai. Cụ thể, cả tỉnh hiện có khoảng 40 dự án đầu tư trồng rau, củ quả sạch, nuôi cua, ốc hương và nuôi tôm trên cát, nhưng đã bỏ hoang nhiều năm với đất đăng ký sử dụng khoảng 967 ha…


Một trong những dự án sản xuất nông nghiệp sạch ở huyện Mộ Đức bị bỏ hoang.

Đi trên vùng đất cát ven biển xã Đức Minh, Đức Phong (huyện Mộ Đức), Bình Châu, Bình Hải (Bình Sơn) và Phổ Thạnh, Phổ An (TX. Đức Phổ) trong những ngày nóng bức giữa tháng 6, PV Môi trường và Đô thị điện tử đã chứng kiến nhiều dự án sản xuất nông nghiệp sạch đang bỏ hoang với nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều dự án sau khi được tỉnh cấp phép, doanh nghiệp thực hiện đầu tư nửa chừng, hoặc chỉ làm theo kiểu lấy lệ rồi "xí phần” kéo dài.

Theo tìm hiểu, dự án trồng rau, củ, quả ứng dụng công nghệ cao tại xã Đức Minh của Công ty TNHH Sản xuất nông nghiệp sạch Việt Vân được tỉnh cấp đất trên 40 ha từ đầu năm 2018, nhưng chủ đầu tư chỉ mới trồng thử nghiệm tỏi voi Nhật Bản trên 1 ha, còn lại 39 ha đang bỏ hoang.

Hoặc dự án chuỗi nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao OFB Mộ Đức với trên 21 ha. Sau hơn 3 năm kể từ khi được cấp phép, dự án có quy mô sản xuất, sản phẩm/năm theo dự kiến gồm: 1.000 con bò, 26.400 tấn nha đam, 150 tấn dưa lưới, 16 tấn táo xanh, 8 tấn nho…, hiện chỉ giống như một bãi đất bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm. 

Cùng chung tình cảnh trên, dự án Vùng sản xuất rau, củ quả và dược liệu công nghệ cao tại xã Đức Phong đã được tỉnh cấp chủ trương đầu tư năm 2017, trên diện tích hơn 11 ha, nhưng đến nay cũng vẫn đang là bãi đất hoang, người dân thả bò rông hàng ngày.


Dự án sản xuất nha đam kém hiệu quả ở huyện Mộ Đức của Công ty Việt Vân.


Dự án chuỗi nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao OFB Mộ Đức bị bỏ hoang nhiều năm.

Bên cạnh các dự án sản xuất nông nghiệp, hàng trăm hồ nuôi trồng thủy sản tại các xã Đức Minh, Đức Phong (Mộ Đức), Bình Châu, Bình Thuận (Bình Sơn) và Phổ An, Phổ Khánh, Phổ Thạnh (TX. Đức Phổ)…cũng đang bị bỏ hoang, nhiều doanh nghiệp phá sản…

Người dân ở vùng dự án bức xúc: "Nhìn chung, đất của dân bị thu hồi cấp cho doanh nghiệp sản xuất nha đam, măng tây và chăn nuôi, nuôi tôm trên cát…đều thất bại. Nhiều gia đình đã góp vốn bằng "sổ đỏ” cùng với doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp sạch đang rơi vào tình cảnh bi đát. Hiện nhiều dự án nông nghiệp ở đây đã phá sản với hàng trăm ha đang bỏ hoang, trong khi đó bà con địa phương thiếu đất sản xuất, đời sống gặp nhiều khó khăn!”.

Ông Phạm Ngọc Lân - Chủ tịch UBND huyện Mộ Đức, cho biết: "Tình trạng đất ven biển đã cấp cho doanh nghiệp làm dự án mà bỏ hoang cần phải tiến hành kiểm tra, thu hồi. Hiện nay, huyện đang phối hợp với các sở, ngành liên quan để đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Nếu dự án làm dang dở do vướng mắc, chính quyền sẽ bàn, tìm cách tháo gỡ để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư. Còn vì nguyên nhân nào đó mà nhà đầu tư không muốn tiếp tục thực hiện, huyện và các ngành của tỉnh sẽ tiến hành thu hồi dự án theo quy định của pháp luật!”.


Cơ sở hạ tầng của dự án nông nghiệp sạch ở ven biển xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, xuống cấp, hư hỏng.


Hàng chục hồ nuôi tôm ven biển xã Đức Minh, huyện Mộ Đức đang bỏ hoang.

Được biết, mới đây, tại cuộc họp bàn về phát triển kinh tế - xã hội do UBND tỉnh tổ chức, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cũng đã chỉ đạo: "Tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan tiến hành tổng rà soát các dự án đã cấp phép và dự án cho chủ trương khảo sát, nhất là đối với các dự án nông nghiệp ven biển từ huyện Mộ Đức đến thị xã Đức Phổ”.

"Kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ, dự án làm nửa vời hoặc dự án được cấp chủ trương đầu tư, giao đất nhưng bỏ hoang. Đây là việc làm cần thiết để khai thác có hiệu quả quỹ đất ven biển!”- ông Minh nhấn mạnh.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…