moitruongplus Công ty Phú Sơn đã lập sổ sách, chứng từ, tài liệu làm căn cứ để xác định sản lượng khai thác khoáng sản thực tế, nhưng chưa ghi chép đầy đủ, chi tiết các ngày tháng năm về khối lượng khai thác, chưa đúng biểu mẫu theo hướng dẫn…

Công ty đã khai thác ngoài ranh giới cấp phép diện tích 952m2, khối lượng đá xây dựng nguyên khối đã khai thác ngoài ranh cấp phép là 5.712m3 tương đương khối lượng đá hỗn hợp sau nổ mìn (đá nguyên khai) 8,425,2m3. Hiện trạng moong (tầng) khai thác có một vị trí tầng khai thác sát ranh giới mỏ (là ranh kết thúc mỏ) chiều cao vượt so với thiết kế… 

Ngoài ra, Công ty này đã lập sổ sách, chứng từ, tài liệu làm căn cứ để xác định sản lượng khai thác khoáng sản thực tế, nhưng chưa ghi chép đầy đủ, chi tiết các ngày tháng năm về khối lượng khai thác, chưa đúng biểu mẫu theo hướng dẫn… 

Đó là những tồn tại sai phạm tại mỏ đá Phú Sơn do Công ty TNHH Phú Sơn (gọi tắt là công ty Phú Sơn) đang khai thác.

Ngày 17/1/2022, phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có mặt tại Thị trấn Đạ Mri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng. Tại đây phóng viên di chuyển từ quốc lộ 20 đi theo đường Hà Huy Tập. Tại vị trí cuối con đường này, chúng tôi ghi nhận tồn tại mỏ đá đang được khai thác. Tại vị trí này, chúng tôi không ghi nhận biển cắm thông tin liên quan đến mỏ đá, không đặt biển báo cảnh báo khu vực đang khai thác đá… Cũng tại đây, phóng viên chỉ ghi nhận tồn tại biển báo thời gian nổ mìn, việc khai thác mỏ lộ thiên tại đây đã diễn ra từ lâu.

Trao đổi với phóng viên, một người dân sống gần khu vực này cho biết, vị trí mỏ đá trên là mỏ đá Đạ Mri hay còn gọi là mỏ đá Phú Sơn do công ty Phú Sơn tại thị trấn Đạ Mri (huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng) khai thác. 

Được biết, Công ty Phú Sơn được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận thực hiện Dự án đầu tư khai thác đá xây dựng tại thị trấn Đạ Mri, huyện Đạ Huoai. Giấy phép khai thác khoáng sản số 41/GP-UBND ngày 13/8/2015 của UBND tỉnh cấp cho Công ty dược phép khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường với diện tích 7,7ha, mức sâu khai thác không thấp hơn +350m, với công suất khai thác 90.000mỏ đá nguyên khối/năm, thời hạn khai thác 25 năm (theo Giấy chứng nhận đầu tư cấp lần đầu). 

Đến ngày 25/5/2020, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 937/QĐ-UBND ngày 25/5/2019 về việc điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản số 41/GPUBND ngày 13/8/2015 của UBND tỉnh (do trả lại một phần diện tích); với diện tích khai thác còn lại 3,7ha, mức sâu khai thác không thấp hơn +350m, công suất khai thác 50.000mỏ đá nguyên khối/năm, thời hạn khai thác đến ngày 10/4/2030.

Trước đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng (TN-MT) đã tiến hành thanh tra việc chấp hành các quy định của Luật Khoáng sản, Luật Đất đai và Luật Bảo vệ môi trường đối với Công ty Phú Sơn và phát hiện tồn tại sai phạm. Cụ thể, tại kết luận số 23/KL-STNMT ngày 8/11/2021 của Sở TNMT Lâm Đồng nêu rõ: Công ty Phú Sơn đã khai thác ngoài ranh giới cấp phép diện tích 952m2, khối lượng đá xây dựng nguyên khối đã khai thác ngoài ranh cấp phép là 5.712m3 tương đương khối lượng đá hỗn hợp sau nổ mìn (đá nguyên khai) 8,425,2m3. Hành vi của Công ty Phú Sơn vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 37 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

Cũng theo Sở TN-MT Lâm Đồng, hiện trạng moong khai thác có một vị trí tầng khai thác sát ranh giới mỏ (là ranh kết thúc mỏ) chiều cao vượt so với thiết kế.

Ngoài ra, Công ty Phú Sơn đã lập sổ sách, chứng từ, tài liệu làm căn cứ để xác định sản lượng khai thác khoáng sản thực tế, nhưng chưa ghi chép đầy đủ, chi tiết các ngày tháng năm về khối lượng khai thác, chưa đúng biểu mẫu theo hướng dẫn tại Thông tư số 61/2017/TT-BTNMT ngày 22/12/2017 (nay là Thông tư số 17/2020/ BTNMT ngày 24/12/2020) của Bộ TN-MT.

Liên quan đến những sai phạm của Công ty Phú Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S đã có ý kiến chỉ đạo xử lý nghiêm nếu không khắc phục các tồn tại, hạn chế liên quan. Cụ thể, yêu cầu Công ty Phú Sơn thực hiện đúng các quy định của pháp luật về khoáng sản, đất đai, bảo vệ môi trưởng và pháp luật khác có liên quan trong hoạt động khai thác khoáng sản. Đồng thời, khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế nêu tại Kết luận số 23/KL-STNMT ngày 8/11/2021 của Sở TN-MT, hoàn thành trước ngày 15/2/2022, báo cáo kết quả thực hiện gửi về UBND tỉnh và Sở TN-MT.

Ngoài ra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S giao TN-MT chỉ đạo Thanh tra sở khẩn trương hoàn thiện hồ sơ vi phạm hành chính của Công ty TNHH Phú Sơn trong hoạt động khai thác khoáng sản nêu trên để xử phạt theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xử phạt trước ngày 15/1/2022. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan kiểm tra, theo dõi việc thực hiện khắc phục các tồn tại, hạn chế nêu trên của Công ty Phú Sơn. Sau ngày 15/2/2022, mà doanh nghiệp không hoàn thành việc khắc phục: giao Sở TN-MT tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét xử lý nghiêm hoặc thu hồi giấy phép theo quy định…

Thực hiện đúng chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, ngày 5/1/2022, Sở TN-MT tiếp tục đôn đốc Công ty TNHH Phú Sơn khắc phụ tồn tại tại Kết luận thanh tra của Sở TN-MT trước ngày 15/2/2022 và có báo cáo cụ thể. Ngoài ra, Sở TN-MT nhấn mạnh, nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không báo cáo. Sở TN-MT sẽ xem xét xử lý hoặc tham mưu UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét xử lý nghiêm, thu hồi giấy phép theo quy định. 

Liên quan đến một số vấn đề tồn tại Dự án khai thác đá xây dựng của Công ty Phú Sơn, chiều ngày 20/1/2022, phóng viên đã liên hệ để được làm việc với lãnh đạo UBND huyện Đạ Huoai để nắm các vấn đề pháp lý liên quan, đồng thời cung cấp video clip ghi nhận vi trí khai thác đá có dấu hiệu vi phạm? Tuy nhiên, lãnh đạo huyện này lại viện lý do tôn chỉ mục đích và từ chối làm việc.

Trước vụ việc trên, phóng viên đã cung cấp các thông tin, video liên quan đến ông Nguyễn Văn Đức- Trưởng phòng Khoáng sản và Tài nguyên nước (Sở TN-MT Lâm Đồng). Cũng theo ông Đức, Sở đã có văn bản chỉ đạo.

Về vụ việc trên, mặc dù Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở TN-MT Lâm Đồng và các cơ quan chức năng có liên quan đã có chỉ đạo xuyên suốt, yêu cầu Công ty Phú Sơn khắc phụ tồn tại tại Kết luận thanh tra của Sở TN-MT và có báo cáo cụ thể có trước ngày 15/2/2022. Tuy nhiên, đến nay là ngày 19/3/2022, liệu rằng việc khắc phục sai phạm còn tồn tại, cũng như tuân thủ theo đúng định của pháp luật… đã được phía Công ty này thực hiện nghiêm?

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

bvc
fsdf
hkh
dsfdf

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su

Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Hòa Bình: Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc

Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại khu vực suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình nhưng vẫn chưa xác định được đối tượng khai thác. (Theo thông tin từ Công an xã Cao Sơn vào ngày 3/4/2024).

PV Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công an huyện Đông Hưng bắt giữ tàu cát ‘lậu’

Tối ngày 27/3, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công an huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình bắt giữ thành công một tàu cát ‘lậu’.

Bình Thuận: Công ty Hoàng Long khai thác cát trái phép ở huyện Hàm Tân?

Cần xử lý mạnh tay với việc khai thác cát ngoài mốc giới tại mỏ cát của Công ty Hoàng Long và chấm dứt tình trạng xe quá tải gây bụi bặm quanh khu vực mỏ cát Tân Đức

Hải Phòng: Công ty Kiên Ngọc tạm dừng hoạt động khai thác đá để xác định bán kính an toàn

Công ty TNHH Kiên Ngọc đã tạm dừng hoạt động nổ mìn khai thác tại mỏ đá vôi phía Tây nam, khu B- Trại Sơn, xã An Sơn để xác định bán kính an toàn khi nổ mìn khai thác đá theo văn bản yêu cầu của UBND huyện Thuỷ Nguyên

Quảng Ngãi: Bãi chứa cát trái phép gần trụ sở xã Đức Chánh (Bài 2)

UBND xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi vừa tiến hành kiểm tra và lập biên bản xử lý DN chứa cát trái phép.