moitruongplus Tại dự án này, ước tính đã có nhiều tấn rác thải hỗn hợp và chất thải rắn được chôn lấp xuống đáy ao Kim Âu xưa và nền chợ sau này. Thế nhưng, không có cơ quan nào phát hiện, ngăn chặn hành vi hủy hoại môi trường này.

Thoạt nhìn, ai cũng tưởng đó là một bãi rác thải khổng lồ với chất thải rắn, phế liệu xây dựng…Tuy nhiên, đây lại là công đoạn san lấp mặt bằng để làm chợ trong tương lai, khi chưa có giấy phép xây dựng. Chuyện xảy ra tại thôn Kim Âu, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm,Hà Nội suốt  một thời gian dài đến nay vẫn chưa bị cơ quan chức năng nào "sờ gáy”

Chợ là cần thiết, nhưng phải chấp hành đúng pháp luật

Ngay cạnh khu đô thị Đặng Xá, thuộc địa bàn xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đã và đang dần "mọc” lên một dự án thương mại- dịch vụ với diện tích khoảng gần chục héc-ta trên nền hồ nước sâu mà người dân địa phương vẫn gọi là ao Kim Âu. Vụ việc được phóng viên Môi trường & Đô thị Việt Nam (PV MTĐT) phát hiện và ghi nhận từ trung tuần tháng 8 năm 2021, tuy nhiên đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời, cung cấp hồ sơ pháp lý từ chính quyền địa phương và ngành chức năng của huyện Gia Lâm.

Theo ghi nhận của PV MTĐT, sở dĩ xuất hiện dự án nêu trên là do gần đó có một chợ cóc (chợ tự phát) từ nhiều năm trước đặt trên địa bàn giáp ranh với xã Cổ Bi (Gia Lâm) mới được chính quyền địa phương cưỡng chế - xóa bỏ do lấn chiếm hành lang, vỉa hè, gây ô nhiễm môi trường và đặc biệt là nguồn lây lan dịch bệnh, khó kiểm soát.

Chợ tạm gần KĐT Đặng Xá đã được chính quyền địa phương mạnh tay cưỡng chế- dẹp bỏ giữa năm 2021

Để giải quyết "bài toán giao thương” cho nhân dân sinh sống tại KĐT Đặng Xá và những nơi lân cận, chính quyền địa phương đã "có tâm” xây dựng một chợ mới,  cách chợ tạm này chừng 500m về hướng UBND xã Đặng Xá và tiến hành một cách nhanh chóng, làm trước khi được cấp phép: Chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chưa cam kết bảo vệ môi trường (chưa có đánh giá tác động môi trường), chưa có giấy phép xây dựng. Theo người dân địa phương phản ánh, từ khi chợ tự phát được mạnh tay dẹp bỏ (khoảng tháng 6/2021) thì cũng là lúc hoạt động san lấp ao hồ bắt đầu được triển khai rầm rộ.

Hoạt động san lấp ao Kim Âu- Đặng Xá diễn ra cùng lúc xóa bỏ chợ tạm bên cạnh. Ảnh chụp tháng 7/2021.

Hàng ngày, xe tải lớn nhỏ nườm nượp chở đất đá, vật liệu về san lấp, máy múc, máy gạt hoạt động cả ngày và tối gây mất trật tự trị an cho nhiều người dân sống ở KĐT Đặng Xá (khu vực gần hồ nước- lá phổi xanh của cả KĐT).

Bà V.T.G, một trong những người dân đầu tiên đến ở KĐT Đặng Xá cho biết: Bà lấy làm tiếc vì ao hồ này đã bị lấp gần hết, mặc dù chỉ là ao bèo nhưng với diện tích mặt nước rộng, cạnh đồng lúa xanh mướt cũng tạo được cảnh quan xanh mát và thoáng đãng, cạnh con đường bà cùng những người bạn già đi bộ các buổi chiều.

Trùng quan điểm với bà V.T.G, ông Nguyễn Anh Tuấn, một người làm kinh doanh có nhà và văn phòng công ty ở trong KĐT Đặng Xá cũng cho rằng, lấp ao là mất đi cân bằng sinh thái của KĐT đông đúc này, bởi vì KĐT này chỉ có nhà, cây xanh mà không có hồ nước cảnh quan. Hoạt động san lấp ao hồ này còn gây bụi bặm do xe tải 2-3 chân không phủ kín bạt, chạy cả tối về đổ đất đá xuống ao. Từ khi dự án triển khai, ông Tuấn chưa hề thấy có lực lượng chức năng nào kiểm tra- xử lý và không hề thấy có một tấm bảng biển đề tên dự án- tên công trình- tên chủ đầu tư, nhà thầu thi công. Nó như một đại công trường thi công chui gần UBND xã…ông Tuấn cho biết thêm.

Ao Kim Âu - Đặng Xá xưa giờ đã bị lấp gần hết, quây lưới thép B40 và "vải thưa" để che mắt nhân dân

Để tìm hiểu, xác minh vấn đề, PV MTĐT sau khi tác nghiệp tại hiện trường đã liên hệ và làm việc trực tiếp với một vị lãnh đạo xã phụ trách trật tự xây dựng- môi trường, ông này cho biết: Đây là dự án làm chợ để giải quyết nhu cầu thiết yếu của bà con sau khi xóa bỏ chợ tạm kia đi, tuy nhiên về thủ tục pháp lý vẫn đang "chạy”, chưa xong các thủ tục về đất nên chưa được cấp phép, về mặt chủ trương thì huyện nhất trí…

Sau nhiều lần liên hệ làm việc với chính quyền để đề nghị cung cấp hồ sơ pháp lý của dự án, cơ quan báo chí cũng chỉ nhận được câu trả lời: "Trung tâm phát triển quỹ đất đang hoàn thiện thủ tục…”

"Lá phổi xanh" cạnh KĐT Đặng Xá nay đã bị "hô biến" thành nền chợ

Như vậy, chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép về tài nguyên- môi trường- xây dựng…mà dự án đã động thổ- triển khai và hoàn thành khoảng 70% khối lượng san lấp mặt bằng thì là điều "không thể chấp nhận được”. Từ những việc làm coi thường các quy định của pháp luật như vậy sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy, nhóm lợi ích, sai phạm – vi phạm kéo dài của các cá nhân dẫn đến mất lòng tin của nhân dân trong việc chấp hành luật.

Chợ là cần thiết, nhưng môi trường cần được bảo vệ hơn!

Sự việc không chỉ dừng lại ở việc chính quyền xã Đặng Xá "vô tình” buông lỏng quản lý về trật tự xây dựng ở dự án chợ Kim Âu mà còn là cơ hội để nhiều người trục lợi, đổ thải vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.

Từ khi chính quyền bắt tay với nhà thầu triển khai thi công "chui” dự án chợ này, cũng là lúc một lượng rác thải rắn, phế liệu xây dựng, rác tổng hợp được chôn lấp xuống ao này ngày càng nhiều. Có nhiều nguyên nhân: do các hộ người dân ở  KĐT Đặng Xá đổ, do người dân nơi khác biết có điểm đổ thải miễn phí- tự tìm đến và do nhà thầu đổ cố tình đổ.

- Dự án làm chợ nhưng chẳng khác nào bãi rác thải khổng lồ bên cạnh KĐT Đặng Xá. Ảnh chụp ngày 18/01/2022.

Ông N.V.L một trong những người trực tiếp thi công dự án từ ngày đầu cho biết: Do giá vật liệu tăng cao, doanh nghiệp được "các bác tin tưởng giao”, không thấy lợi nhuận đâu nhưng cố phải làm vì "giữ mối quan hệ” nên chả còn cách nào khác là phải tranh thủ tận dụng rác thải làm vật liệu san lấp để…tiết kiệm chi phí.

Những xe tải cỡ lớn nườm nượp chở rác thải- chất thải rắn- phế liệu xây dựng đến đổ hiên ngang giữa ban ngày mà không bị cơ quan QLNN nào xử phạt

Tại dự án này, ước tính đã có nhiều tấn rác thải hỗn hợp và chất thải rắn được chôn lấp xuống đáy ao Kim Âu xưa và nền chợ sau này. Thế nhưng, không có cơ quan nào phát hiện, ngăn chặn hành vi hủy hoại môi trường này, chỉ thấy có tấm biển đỏ: "Cấm đổ rác- Bắt được phạt tiền” để "tuyên truyền- cảnh báo” với người dân không đổ rác, còn nhà thầu cứ xe lớn- xe bé đổ thải mà chẳng thấy ai…phạt tiền.

Bài 2: Lộ danh tính người "đứng sau” dự án chợ Kim Âu!

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…