moitruongplus Lạng Sơn là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú. Những năm qua, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp quản lý, bảo vệ nhằm đảm bảo hoạt động khai thác khoáng sản hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.

Đồng bộ các giải pháp

Trưởng phòng TN&MT huyện Chi Lăng, ông Lê Anh Tùng cho biết, trên địa bàn huyện Chi Lăng được quy hoạch 5 mỏ đá với trữ lượng 21,94 triệu m3. Tại huyện cũng đã phát hiện các loại quặng sắt, quặng chì kẽm, bô xít... Để quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của tỉnh, huyện đã ban hành Quyết định phê duyệt Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và triển khai thực hiện từ tháng 7/2018, đồng thời, ban hành các văn bản bổ sung cơ sở cho công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Đến hiện tại, không phát hiện hành vi vi phạm pháp luật lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn huyện.


Tỉnh Lạng Sơn hiện có 62 Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực.

Theo ông Tùng, hiện trên địa bàn huyện có 8 Giấy phép khai thác mỏ còn hiệu lực và đang thực hiện. Khi thực hiện khai thác khoáng sản, công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người sử dụng đất bị thu hồi để triển khai dự án khai thác khoáng sản được thực hiện đúng quy định, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp; Đa phần doanh nghiệp có ý thức bảo vệ đường sá, cầu cống trong hoạt động khai thác khoáng sản.

UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 15 loại khoáng sản rắn. Thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tiếp tục được thực hiện đồng bộ bằng nhiều giải pháp. Trong đó, việc ngăn chặn, xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép đã có chuyển biến tích cực, cơ bản chấm dứt các tình trạng khai thác khoáng sản trái phép; công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Khoáng sản năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành được quan tâm, thực hiện thường xuyên; Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản, thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản được thực hiện đúng thời gian, trình tự theo quy định…

Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra cũng được tăng cường. Riêng năm 2020, tỉnh đã kiểm tra, đôn đốc nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với 16 doanh nghiệp; thanh tra, kiểm tra 21 doanh nghiệp; phối hợp với Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam kiểm tra 2 doanh nghiệp, xử phạt vi phạm hành chính 3 tổ chức với tổng số tiền 523 triệu đồng.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Lương Trọng Quỳnh, về cơ chế và chính sách phát triển công nghiệp khai khoáng, tỉnh đã đề nghị các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản phải tiến hành thăm dò, xác định các loại khoáng sản có trong khu vực; khi khai thác phải thu hồi tối đa các loại khoáng sản có ích; sử dụng khoáng sản tiết kiệm, hiệu quả, kinh tế. Kết thúc khai thác phải thực hiện công tác đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường khu vực khai thác theo đúng quy định của Luật Khoáng sản. Không cấp Giấy phép hoạt động khoáng sản cho tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh, liên kết với nước ngoài trong hoạt động khai thác đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp Giấy phép của UBND tỉnh.


Chấm dứt các dự án khai thác khoáng sản bán sản phẩm thô hoặc chỉ qua sơ chế; ưu tiên các dự án khai thác gắn liền với chế biến sâu tại tỉnh; các dự án chế biến khoáng sản phải áp dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường; khuyến khích các dự án khai thác, chế biến quặng nghèo, có công nghệ chế biến phức tạp hoặc lạc hậu. Không phân nhỏ khu vực khoáng sản có thể đầu tư khai thác có hiệu quả ở quy mô lớn để cấp Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản cho nhiều tổ chức, cá nhân khai thác manh mún, kém hiệu quả.

Tiếp tục siết chặt quản lý

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lương Trọng Quỳnh cho biết, triển khai thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010, tỉnh đã tạo điều kiện cho hoạt động khoáng sản từng bước phát triển, góp phần thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Bằng chính sách thu hút đầu tư, tỉnh Lạng Sơn đã thu hút được các dự án khai thác, chế biến khoáng sản với quy mô công nghiệp, công nghệ khai thác, chế biến tiên tiến như: các dự án khai thác, chế biến coridon tại mỏ bauxit Ma Mèo, các dự án khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và sản xuất xi măng tại mỏ đá vôi Đồng Bành, đá xẻ Bó Cáng,…

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 62 Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực (7 Giấy phép do Bộ TN&MT cấp và 55 Giấy phép do UBND tỉnh cấp). Trong đó, tổng trữ lượng khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường là 110 triệu m3, công suất khai thác 4,36 triệu m3/năm; trữ lượng khai thác đá vôi làm vật liệu xi măng là 51,4 triệu tấn, công suất khai thác 2 triệu tấn/năm; khoáng sản than nâu có trữ lượng khai thác 14,5 triệu tấn, công suất khai thác 512.700 tấn/năm, khoáng sản kim loại có trữ lượng 6,5 triệu tấn, công suất khai thác 927.000 tấn/năm.

Ngoài các khoản nộp ngân sách thông qua các khoản thuế và phí, các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản cũng có những đóng góp khác cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác như: xây dựng cơ sở hạ tầng, đóng góp cho các quỹ phúc lợi xã hội và đặc biệt là tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho một bộ phận dân cư trên địa bàn.

Thời gian tới, tỉnh Lạng Sơn sẽ tiếp tục chỉ đạo siết chặt công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực khoáng sản. Kiến nghị các cơ quan Trung ương kịp thời tháo gỡ, hướng dẫn thực hiện các giải pháp nhằm giải quyết khó khăn, vướng mắc do chồng chéo giữ các văn bản quy định về công tác quản lý khoáng sản.

Bên cạnh đó, tiếp tục tổ chức thực hiện các đề án điều tra, đánh giá, thăm dò khoáng sản bằng nguồn vốn của doanh nghiệp. Đồng thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền chấp thuận việc lập, thi công thêm các đề án điều tra, đánh giá khoáng sản đối với nhiều loại khoáng sản nhằm làm rõ tiềm năng tài nguyên, trữ lượng khoáng sản còn lại trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, tỉnh cũng kiên quyết thu hồi những dự án chế biến sâu chậm triển khai đầu tư, có công nghệ lạc hậu, sản xuất không liên tục, hiệu quả thấp và gây ô nhiễm môi trường…

Theo TNMT

Các tin khác

fgfg
bgfg
hfhgf
fsfds

Quảng Ngãi: Bãi chứa cát trái phép gần trụ sở xã

Hàng chục khối cát khai thác từ sông Vệ được đưa về bãi chứa trái phép gần trụ sở xã, gây ảnh hưởng môi trường và đời sống của người dân xung quanh.

Bình Dương: Chỉ đạo xử lý khai thác cát trái phép trên hồ Dầu Tiếng

Bình Dương đang thực hiện kiểm tra và quyết định xử lý mạnh mẽ các hành vi vi phạm trong việc khai thác cát trái phép trên hồ Dầu Tiếng.

Khánh Hòa: Vụ phá rừng ở Khánh Vĩnh trách nhiệm thuộc về ai?

Rừng Khánh Vĩnh nhiều năm qua bị "xẻ thịt” bởi các đối tượng lâm tặc. Việc hô hào tăng cường quản lý và bảo vệ rừng cũng vẫn chỉ là khẩu hiệu trên giấy.

Khánh Hòa: Vì sao “ rừng vẫn liên tục chảy máu”?

Khánh Vĩnh là huyện có tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 87% cao nhất của tỉnh. Tuy nhiên, song song với kết quả tích cực đó thì hình ảnh một số cánh rừng nhiều năm qua bị tàn phá, "xẻ thịt’ tan hoang bởi các đối tượng Lâm tặc

Hòa Bình: Để xảy ra khai thác, vận chuyển đất trái phép tại xã Bắc Phong, trách nhiệm thuộc về ai?

Việc khai thác đất trái phép làm mất cọc GPMB tại công trình xử lý nguy cơ mất ATGT đoạn dốc Cun trên QL.6, thuộc xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến tình hình ATGT. Trách nhiệm thuộc về ai?

Quảng Ngãi: “Đá tặc” hoành hành khu vực mỏ đá Tịnh Hòa (Bài 2)

Theo kết quả kiểm tra của TP. Quảng Ngãi, phản ánh về tình trạng khai thác, chế biến đá trái phép tại xã Tịnh Hòa của Môi trường và Đô thị điện tử là đúng thực tế.