moitruongplus Ngày 11/10/2021 Chi cục thuế khu vực Thanh Ba – Hạ Hòa có công văn số 294/TB-CCTKV gửi Công ty Cổ phần toàn Thịnh đề nghị Công ty đến Chi cục thuế khu vực Thanh Ba - Hạ Hoà tỉnh Phú Thọ để làm thủ tục kê khai, nộp thuế tài nguyên...

Thời gian qua, nạn khai thác khoáng sản trái phép diễn ra rất phức tạp. Khoáng sản bị đánh cắp, đồng nghĩa với việc Nhà nước sẽ thất thu tiền cấp quyền khai thác, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên môi trường và phí bảo vệ môi trường.

Khoáng sản bị đánh cắp nền kinh tế sẽ chịu thiệt hại, số lượng và tốc độ khai thác còn khiến cho lượng dự trữ của thế hệ sau bị đe dọa do cạn kiệt.

Câu chuyện người dân huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ phản ánh về việc Công ty Cổ phần Toàn Thịnh lợi dụng dự án "đánh cắp” tài nguyên tại khu 1, xã Đại An, gây bức xúc cho người dân trong thời gian vừa qua là một ví dụ.

Lợi dụng dự án, "đánh cắp” số lượng lớn tài nguyên nghi là Sét (Cao Lanh).

Được biết, Công ty Cổ phần Toàn Thịnh đang thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư tại khu 1, xã Đại An, huyện Thanh Ba. Thuộc dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, theo hợp đồng thi công xây dựng công trình số 46/2021/HĐXD ngày 18/5/2021 gói thầu số 03 giữa Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông dân dụng và công nghiệp tỉnh Phú Thọ với Công ty Cổ phần Toàn Thịnh.

Tại đây, trong quá trình thực hiện dự án Công ty Cổ phần Toàn Thịnh đã phát hiện ra phần lớn diện tích đất trong dự án này có màu trắng nghi là Sét (Cao Lanh). Thế nhưng, thay vì báo cáo với cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ, Công ty Cổ phần Toàn Thịnh đã "âm thầm” tiến hành "đánh cắp” tài nguyên đem bán để trục lợi.

Anh N.T.H (một công nhân làm việc tại đây cho biết): "Trên công trường có tổng số 05 chiếc máy múc, trong đó có một chiếc máy nhỏ hơn (màu đỏ) là của đơn vị bên ngoài (được sự đồng ý của Công ty Cổ phần Toàn Thịnh) hàng ngày vào công trường, "núp bóng” thi công, nhưng thực chất là "ăn cắp” tài nguyên rồi chuyển ra ngoài để bán”.

"Sau khi có thông tin phản ánh tới cơ quan chức năng huyện Thanh Ba, ngày 12/11/2021 Công an huyện Thanh Ba đã tiến hành kiểm tra và tổ chức tạm giữ một xe đầu kéo tại công trường. Nhưng không hiểu bằng cách nào mà từ ngày 13/11/2021 cho đến nay công trường vẫn tổ chức múc đất (dưới danh nghĩa là đổ thải) để đưa lượng lớn tài nguyên nghi là Sét (Cao Lanh) về tập kết tại cảng An Đạo, từ đây vận chuyển đi Hà Nội để bán với giá 120.000 đồng/m3. Điều đáng nói, trong suốt thời gian qua Công ty Cổ phần Toàn Thịnh đã vận chuyển hàng nghìn m³ tài nguyên đất nghi là Sét (Cao Lanh) ra ngoài để bán, gây thất thoát cho nhà nước cả tỷ đồng", anh H bức xúc cho biết.

Đúng ra, sau khi phát hiện nơi đây có tài nguyên, cơ quan chức năng huyện Thanh Ba phải tổ chức lập biên bản, tạm dừng mọi hoạt động san gạt hạ cốt nền tại công trường, chờ cơ quan chức năng đến kiểm tra, tránh để thất thoát tài nguyên của nhà nước. Bởi theođiều 227, mục 3, chương XVIII, Bộ luật Hình sự 2017 về việc nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên đã nêu rõ: "Người nào vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép, thì có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 3 năm.

Hơn nữa, theo tìm hiểu chúng tôi còn được biết, ngày 11/10/2021 Chi cục thuế khu vực Thanh Ba – Hạ Hòa có công văn số 294/ TB-CCTKV gửi Công ty Cổ phần toàn Thịnh đề nghị Công ty Cổ phần Toàn Thịnh đến Chi cục thuế khu vực Thanh Ba - Hạ Hoà tỉnh Phú Thọ để làm thủ tục kê khai, nộp thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với khối lượng khai thác công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư khu 1, xã Đại Anh, huyện Thanh Ba.  

Mặc dù vậy nhưng không hiểu vô tình hay cố ý mà các cơ quan chức năng huyện Thanh Ba lại để Công ty Cổ phần Toàn Thịnh vận chuyển tài nguyên ra ngoài bán gây thất thu cho ngân sách của nhà nước.

Ngoài việc "đánh cắp” tài nguyên, Công ty Cổ phần Toàn Thịnh còn sai phạm những gì?

Trước sự việc trên, phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam đã liên hệ trực tiếp với ông Nguyễn Xuân Hiển ,Chủ tịch UBND xã Đại An, ông Hiển cho biết: "Sau khi nhận được thông tin phản ánh của người dân là tại công trường mà Công ty Cổ phần Toàn Thịnh đang thi công, các xe chở đất không che chắn đậy bạt, đất vương vãi gây bụi bẩn ô nhiễm môi trường. Chúng tôi đã báo cáo với UBND huyện Thanh Ba, sau đó UBND huyện, Công an huyện Thanh Ba đã tiến hành kiểm tra và lập biên bản”.

Bên cạnh đó, ông Hiển còn cho biết: "Về hồ sơ, thủ tục giấy tờ của dự án này thì Công ty Cổ phần Toàn Thịnh vẫn chưa hoàn thiện, nếu các anh muốn biết chi tiết hơn thì phải liên hệ với UBND huyện Thanh Ba”.

Như vậy, chưa nói đến việc khu vực này có phải là mỏ Sét (Cao Lanh) hay không, chỉ nói đến việc Công ty Cổ phần Toàn Thịnh thực hiện dự án vận chuyển  khối lượng lớn tài nguyên ra ngoài địa bàn huyện Thanh Ba trong suốt thời gian dài mà chưa hề làm thủ tục kê khai, nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, trong quá trình thi công gây bụi bẩn ô nhiễm môi trường đã là điều không thể chấp nhận được rồi.

Thiết nghĩ, UBND tỉnh Phú Thọ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh Phú Thọ cần vào cuộc xác minh rõ những dấu hiệu sai phạm liên quan tới cá nhân, tổ chức tại Dự án trên, nhất là hành vi "đánh cắp” tài nguyên để truy thu thuế cho nhà nước.

Một số hình ảnh về việc Công ty CP Toàn Thịnh lợi dụng dự án xâydựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư khu 1, xã Đại An, huyện Thanh Ba để "đánh cắp” tài nguyên:






Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

ffd
gd
fwefw
bvc

Thanh Hóa: Bãi tập kết đất, đá không phép gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông

Một bãi tập kết đất, đá tự phát nằm trên đất nông nghiệp, hàng lang an toàn giao thông của một doanh nghiệp trên địa bàn xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đang gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn gia thông.

Sóc Sơn (Hà Nội): Ai chịu trách nhiệm xử lý phục hồi môi trường sau việc khai thác đất trái phép?

Khai thác đất trái phép không chỉ làm thất thoát nguồn tài nguyên, ngân sách nhà nước, tác động xấu đến môi trường mà còn gây ra sự bất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh giữa các đơn vị, doanh nghiệp có phép và không phép.

Quy Nhơn - Bình Định: Cần kiểm tra hoạt động mỏ đất tại KCN Long Mỹ gây ô nhiễm môi trường

Việc khai thác và vận chuyển khoáng sản tại mỏ đất Thành Châu trong KCN Long Mỹ đang còn nhiều bất cập bởi công tác bảo vệ môi trường chưa triệt để. Hệ lụy ô nhiễm môi trường, khói bụi, không lắp dặt trạm cân, camera đấy là những gì đang tồn tại nơi đây.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su

Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Hòa Bình: Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc

Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại khu vực suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình nhưng vẫn chưa xác định được đối tượng khai thác. (Theo thông tin từ Công an xã Cao Sơn vào ngày 3/4/2024).

PV Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công an huyện Đông Hưng bắt giữ tàu cát ‘lậu’

Tối ngày 27/3, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Công an huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình bắt giữ thành công một tàu cát ‘lậu’.