moitruongplus Sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu khí hậu và các trận cháy rừng, các nhà khoa học dự đoán được cháy rừng kỷ lục liên quan đến hoạt động của con người sẽ tiếp tục trở nên thường xuyên và dữ dội hơn.

Một nghiên cứu mới đây của Đại học California, Los Angeles (UCLA) và Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore chỉ ra rằng các đám cháy rừng ngày càng thường xuyên và dữ dội ở miền Tây nước Mỹ trong hai thập kỷ qua có liên quan mật thiết đến sự thay đổi khí hậu do con người gây ra.

Ảnh minh hoạ. ITN

Theo dữ liệu từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, trong vài thập kỷ gần đây các trận cháy rừng ở miền Tây nước Mỹ gia tăng đáng kể. Từ năm 1984 đến năm 2000, diện tích rừng trung bình bị cháy trên 11 bang miền Tây là 683 ngàn ha. Trong hai thập kỷ qua, diện tích trung bình tăng lên 1,35 triệu ha hằng năm. Vào năm 2020, diện tích rừng bị cháy đã lên tới 3,56 triệu ha.

Một số nhà khoa học cho rằng biến đổi khí hậu do con người gây ra là nguyên nhân hàng đầu làm tăng tần suất cháy rừng. Trong khi đó một vài người khác lại liên kết sự kiện này với sự thay đổi của các hình thái thời tiết, biến đổi khí hậu tự nhiên và các yếu tố như quản lý rừng yếu kém, lượng mưa mùa hè suy giảm hoặc lượng tuyết rơi sớm hơn.

Sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu khí hậu và các trận cháy rừng, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 68% sự gia tăng độ hụt áp suất hơi (nguyên nhân hàng đầu gây ra cháy rừng) trên khắp miền Tây nước Mỹ có thể là do biến đổi khí hậu dưới tác động của con người.

Các nhà khoa học dự đoán cháy rừng sẽ tiếp tục trở nên thường xuyên và dữ dội hơn.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fgfg
bgfg
hfhgf
fsfds

Quảng Ngãi: Bãi chứa cát trái phép gần trụ sở xã

Hàng chục khối cát khai thác từ sông Vệ được đưa về bãi chứa trái phép gần trụ sở xã, gây ảnh hưởng môi trường và đời sống của người dân xung quanh.

Bình Dương: Chỉ đạo xử lý khai thác cát trái phép trên hồ Dầu Tiếng

Bình Dương đang thực hiện kiểm tra và quyết định xử lý mạnh mẽ các hành vi vi phạm trong việc khai thác cát trái phép trên hồ Dầu Tiếng.

Khánh Hòa: Vụ phá rừng ở Khánh Vĩnh trách nhiệm thuộc về ai?

Rừng Khánh Vĩnh nhiều năm qua bị "xẻ thịt” bởi các đối tượng lâm tặc. Việc hô hào tăng cường quản lý và bảo vệ rừng cũng vẫn chỉ là khẩu hiệu trên giấy.

Khánh Hòa: Vì sao “ rừng vẫn liên tục chảy máu”?

Khánh Vĩnh là huyện có tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 87% cao nhất của tỉnh. Tuy nhiên, song song với kết quả tích cực đó thì hình ảnh một số cánh rừng nhiều năm qua bị tàn phá, "xẻ thịt’ tan hoang bởi các đối tượng Lâm tặc

Hòa Bình: Để xảy ra khai thác, vận chuyển đất trái phép tại xã Bắc Phong, trách nhiệm thuộc về ai?

Việc khai thác đất trái phép làm mất cọc GPMB tại công trình xử lý nguy cơ mất ATGT đoạn dốc Cun trên QL.6, thuộc xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến tình hình ATGT. Trách nhiệm thuộc về ai?

Quảng Ngãi: “Đá tặc” hoành hành khu vực mỏ đá Tịnh Hòa (Bài 2)

Theo kết quả kiểm tra của TP. Quảng Ngãi, phản ánh về tình trạng khai thác, chế biến đá trái phép tại xã Tịnh Hòa của Môi trường và Đô thị điện tử là đúng thực tế.