moitruongplus Tại khu vực Sông Trầu, Trảng Bom, Đồng Nai, các thửa đất số 580, 274, 263 thuộc tờ bản đồ số 12 đang là điểm nóng của tình trạng khai thác đá bazan trái phép.
Từ phản ánh của người dân, ngày 10/7 – 13/7/2024, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã tiếp cận hiện trường, bắt gặp 02 máy múc cỡ lớn đang đào bới đá bazan, đá hộc tại một mảnh vườn thửa đất số 580, 274, 263 thuộc tờ bản đồ số 12 tiếp giáp huyện Vĩnh Cửu.
Tại đây, có tới gần 30 công nhân đang hoạt động khoan đục những khối đá lớn ra thành dạng viên nhỏ. Chủ bãi đá cũng đã dựng nhà xưởng cho công nhân ở lại nghỉ trưa, phía trong 02 máy đào cỡ lớn hoạt động không ngừng nghỉ vào ban ngày. Qua quan sát, những khối đá lớn nhỏ, đủ kích thước đã được đào lên đang chất thành đống, nằm ngổn ngang trên mặt đất.
Máy múc được sử dụng khai thác đá tại xã Sông Trầu
Theo người dân sinh sống xung quanh, việc khai thác đá được diễn ra từ lâu. Ban ngày máy múc sẽ tiến hành đào bới, lấy đá tập kết thành nhiều đống lại cho công nhân dùng máy đục chẻ tạo hình. "Ai cũng biết các đối tượng khai thác đá trái phép, tuy nhiên nếu có báo chính quyền thì chỉ được một lúc, rồi đâu lại vào đó…, thậm chí không ít người sau khi báo chính quyền xong còn bị đối tượng lạ mặt đe dọa nên không ai dám lên tiếng.” .
Việc khai thác đá bazan không kiểm soát sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường. Quá trình khai thác sẽ làm thay đổi cấu trúc địa chất, gây sạt lở đất, ô nhiễm nguồn nước và làm mất đi sự cân bằng sinh thái trong khu vực. Những hệ lụy này đã làm ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân địa phương.
Tại vị trí thửa đất số 580, 274, 263 thuộc tờ bản đồ số 12 tiếp giáp huyện Vĩnh Cửu mà phóng viên thông tin tình trạng khai thác đá trái phép từ lâu
Mặc dù được UBND huyện Trảng Bom thông tin liên hệ phối hợp với UBND xã Sông Trầu để phản ánh chỉ đạo kiểm tra, xử lý. Thế nhưng, khi PV liên hệ phản ánh sự việc trên với ông Phan Trọng Huy - Chủ tịch UBND xã Sông Trầu thay vì tiếp nhận chỉ đạo thành lập đoàn cho kiểm tra xử lý kịp thời tin báo của người dân và báo chí thì phía đại diện chính quyền cấp xã lại trả lời: " Chờ cho rà soát rồi phản hồi sau”.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Ngọc Hưng, cán bộ địa chính xã Sông Trầu,cho biết: "Tại vị trí thửa đất số 580, 274, 263 thuộc tờ bản đồ số 12 tiếp giáp huyện Vĩnh Cửu mà phóng viên thông tin về tình trạng khai thác đá trái phép từ lâu, đã được UBND xã kiểm tra đang tham mưu xử lý và họ không còn hoạt động". Thế nhưng khi PV cung cấp tư liệu đơn vị vẫn khai thác thì ông Hưng trao đổi sẽ cho kiểm tra.
Đá Bazan được tập kết ngổn ngang khối lượng hàng nghìn m3 tại Tại vị trí thửa đất số 580, 274, 263 thuộc tờ bản đồ số 12, tại đây tình trạng khai thác đá trái phép từ lâu.
Theo thông tin từ UBND tỉnh Đồng Nai; Sở Tài nguyên và Môi trường thì tại khu vực này đã được xác định không thuộc diện được cấp phép khai thác đá Ba Zan, hay đá vật liệu xây dựng thông thường, nhưng việc khai thác trái phép loại đá này để làm vật liệu xây dựng vẫn diễn ra thường xuyên và công khai. Điều này không chỉ gây hệ luỵ lớn trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản mà còn làm thất thoát nguồn thuế của nhà nước, và dẫn tới nhiều biến đổi về sinh thái, nguồn đất bị biến dạng nghiêm trọng. khiến cho môi trường sống tại nơi đây bị ô nhiểm bụi đá, tiếng ồn.
Theo ghi nhận, việc khai thác đá cây bazan trái phép trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã diễn ra từ nhiều năm nay và cho đến thời điểm hiện tại hành vi này vẫn đang hoạt động công khai.
Rõ ràng, việc khai thác, mua bán trái phép loại đá này đang gây thất thu rất lớn cho nguồn ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng "chảy máu" đá cây bazan thì đây vẫn là câu hỏi khó, chưa thể giải đáp đối với chính quyền sở tại.
Nhiều khối đá được khai thác lên tập kết ngay vị trí khai thác tại xã Sông Trầu
Trước tình trạng trên, đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai cần sớm có những chỉ đạo xử lý, ngăn chặn kịp thời, tránh để tình trạng khai thác đá cây trái phép diễn ra trên địa bàn dẫn đến nhiều hệ lụy đáng tiếc./.
Mặc dù các cơ quan chức năng TP Pleiku đã nhiều lần xử phạt, thậm chí cưỡng chế đối với các công trình xây dựng trái phép tại thôn 4, xã Gào (TP Pleiku), nhưng thay vì chấp hành xử phạt, tháo dỡ thì công trình này đến nay có dấu hiệu "phình to” hơn.
Liên quan với việc phá hơn 4.000m2 rừng tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b,. UBND huyện Bá Thước đã giao cho Công an huyện, các ban ngành liên quan, UBND xã Điền Lư vào cuộc điều tra.
Với 4.490 mét vuông, 108 cây bị đốn hạn, chạt phá, khối lượng gỗ là 5,75m3 trái phép xảy ra tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc địa phận thôn Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b, huyện Bá Thước khiến người dân bức xúc.
Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương đã lên tiếng về vụ việc cán bộ kiểm lâm "liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép.
UBND xã Tân An ( Vĩnh Cửu) xin gia hạn thời gian lập biên bản vi phạm hành chính (VPHC) đối với vi phạm tại các thửa đất số 303, 320, 319, 313 tờ 60 thuộc xã Tân An sau khi báo chí phản ánh với nội dung chính là xin gia hạn thời gian lập biên bản VPHC.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái vừa có Công văn số 46/BCH-PCTT yêu cầu thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh.