moitruongplus Nguy cơ thất thoát khoáng sản tại dự án Trung tâm vui chơi và dịch vụ du lịch, xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, Bắc Giang khi Công ty TNHH Thái Sơn Blu mang đất đi đổ không đúng điểm đã được quy định tại giấy phép.

Khoáng sản tại dự án Trung tâm vui chơi và dịch vụ du lịch được sử dụng để làm gì?

Theo tìm hiểu được biết, ngày 31/3/2021 UBND tỉnh Bắc Giang đã có Quyết định số 299/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản (đất san lấp mặt bằng) cho Công ty TNHH Thái Sơn Blu trong diện tích dự án đầu tư xây dựng Trung tâm vui chơi và dịch vụ du lịch.


Điểm khai thác khoáng sản trong diện tích dự án Trung tâm vui chơi và dịch vụ du lịch, xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang của Công ty TNHH Thái Sơn Blu

Theo đó, UBND tỉnh Bắc Giang cho phép Công ty TNHH Thái Sơn Blu khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường (đất san lấp mặt bằng), bằng phương pháp lộ thiên trong diện tích dự án đầu tư xây dựng Trung tâm vui chơi và dịch vụ du lịch, xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang để phục vụ thi công san lấp mặt bằng, đắp nền công trình xây dựng tại cụm công nghiệp Nội Hoàng, huyện Yên Dũng và Khu công nghiệp Yên Lư, huyện Yên Dũng.

Điểm khai thác có diện tích 42.143m2 với công suất 503.647m3/ 7 tháng (thời gian còn lại theo tiến độ dự án). Thời gian khai thác đến hết ngày 31/10/2021.

Tiếp đến, ngày 1/4/2024 UBND tỉnh Bắc Giang có Quyết định số 304/QĐ-UBND về việc cấp gia hạn cho Công ty TNHH Thái Sơn Blu khai thác khoáng sản (làm vật liệu san lấp) trong diện tích dự án Trung tâm vui chơi và dịch vụ du lịch, xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

Theo đó, UBND tỉnh Bắc Giang gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản số 299/QĐ-UBND ngày 31/10/2021 của UBND tỉnh để Công ty TNHH Thái Sơn Blu tiếp tục được khai thác khoáng sản (đất san lấp) trong diện tích dự án Trung tâm vui chơi và dịch vụ du lịch, xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đến hết ngày 1/4/2025.

Trách nhiệm của chính quyền địa phương đến đâu?

Tại Quyết định số 304/QĐ-UBND ngày 1/4/2024 về việc cấp gia hạn cho Công ty TNHH Thái Sơn Blu khai thác khoáng sản (làm vật liệu san lấp) trong diện tích dự án Trung tâm vui chơi và dịch vụ du lịch của UBND tỉnh Bắc Giang cũng nêu rõ trách nhiệm của UBND huyện Yên Dũng như sau: Chỉ đạo Phòng tài nguyên và Môi trường, Công an huyện, UBND xã Tiền Phong thường xuyên giám sát, kiểm tra hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản (đất san lấp) của Công ty TNHH Thái Sơn Blu tại dự án nêu trên; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.


Nguy cơ thất thoát khoáng sản tại dự án Trung tâm vui chơi và dịch vụ du lịch, xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam thì Công ty TNHH Thái Sơn Blu đã không thực hiện đúng với giấy phép và chính quyền địa phương cũng chưa nắm bắt được sự việc.

Cụ thể, vào chiều 11/7 PV đã theo chân một xe tải mang BKS 98H-02652 chở đất từ trong dự án đi ra thì điểm tiêu thụ là khu vực dự án Khu dân cư Phố Cốc, xã Dĩnh Trì, TP Bắc Giang.


Điểm tiêu thụ đất là khu vực dự án Khu dân cư Phố Cốc, xã Dĩnh Trì, TP Bắc Giang

Như vậy có thể thấy rằng, thông qua việc ghi nhận của PV cho thấy hoạt động khai thác của Công ty TNHH Thái Sơn Blu đã không tuân thủ đúng theo quy định trong giấy phép khai thác. Việc này có nhiều dấu hiệu dẫn đến nguy cơ thất thoát khoáng sản.

PV cũng đã phản ánh tình trạng này đến lãnh đạo xã Tiền Phong. Tiếp nhận thông tin phản ánh, đại diện UBND xã Tiền Phong cho biết: Phía chính quyền địa phương sẽ kiểm tra, xác minh nội dung phản ánh. Trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện không đúng quy định sẽ xử lý theo thẩm quyền.

Thiết nghĩ trước thực trạng này, UBND huyện Yên Dũng cần có những chỉ đạo sát sao hơn nữa đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án Trung tâm vui chơi và dịch vụ du lịch của Công ty TNHH Thái Sơn Blu. Vì chỉ có như vậy thì mới có thể ngăn chặn được nguy cơ thất thoát khoáng sản. Đồng thời, phát hiện và xử lý được vi phạm.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fggtr
hfgf
hhtr
vfdgfd

Gia Lai: Vì sao công trình “khủng” xây trái phép trên đất nông nghiệp vẫn không bị cưỡng chế?

Mặc dù các cơ quan chức năng TP Pleiku đã nhiều lần xử phạt, thậm chí cưỡng chế đối với các công trình xây dựng trái phép tại thôn 4, xã Gào (TP Pleiku), nhưng thay vì chấp hành xử phạt, tháo dỡ thì công trình này đến nay có dấu hiệu "phình to” hơn.

Thanh Hóa: Công an vào cuộc điều tra về vụ phá rừng ở xã Điền Lư, huyện Bá Thước

Liên quan với việc phá hơn 4.000m2 rừng tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b,. UBND huyện Bá Thước đã giao cho Công an huyện, các ban ngành liên quan, UBND xã Điền Lư vào cuộc điều tra.

Thanh Hóa: Hơn 4 nghìn mét vuông diện tích rừng bị chặt phá, đốn hạ

Với 4.490 mét vuông, 108 cây bị đốn hạn, chạt phá, khối lượng gỗ là 5,75m3 trái phép xảy ra tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc địa phận thôn Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b, huyện Bá Thước khiến người dân bức xúc.

Bình Dương: Cần kiểm tra cán bộ kiểm lâm “liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép? (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương đã lên tiếng về vụ việc cán bộ kiểm lâm "liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép.

Huyện Vĩnh Cửu cần xử lý dứt điểm về xây dựng trái phép tại xã Tân An (Video 3)

UBND xã Tân An ( Vĩnh Cửu) xin gia hạn thời gian lập biên bản vi phạm hành chính (VPHC) đối với vi phạm tại các thửa đất số 303, 320, 319, 313 tờ 60 thuộc xã Tân An sau khi báo chí phản ánh với nội dung chính là xin gia hạn thời gian lập biên bản VPHC.

Yên Bái: Chủ động ứng phó mưa lớn từ đêm 20/8

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái vừa có Công văn số 46/BCH-PCTT yêu cầu thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh.