moitruongplus Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế đã công bố kết luận số 666/KL-TTr về cấp phép, quản lý, và khai thác 28 mỏ đất san lấp giai đoạn 2017 - 2022.




Theo kết luận của Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế về việc kiểm tra 28 mỏ khoáng sản, đã phát hiện nhiều vi phạm trong việc cấp phép và quản lý khai thác. Cụ thể, có 10 mỏ được cấp Giấy phép khai thác (GPKT) không qua đấu giá nhưng GPKT không giới hạn các công trình cung cấp vật liệu đất san lấp. Bên cạnh đó, 3 mỏ có thời hạn khai thác dài hơn thời hạn cho phép và 1 mỏ tại đồi Kiền Kiền cấp GPKT chưa đúng mẫu. Còn có 2 mỏ được gia hạn GPKT nhưng không đảm bảo thời gian theo quy định và 3 mỏ khác gia hạn GPKT nhưng chưa thực hiện thủ tục thuê đất và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Hơn nữa, 3 mỏ gia hạn GPKT nhưng trữ lượng khai thác không khớp với trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác.


Kết luận của Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế

Ngoài ra, còn phát hiện 4 mỏ không thống kê sản lượng khai thác thực tế và lập bản vẽ hiện trạng khai thác. Có 5 mỏ chưa nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và 6 mỏ không thực hiện thủ tục thuê đất. Đặc biệt, có 12 mỏ chưa làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng và lập phương án trồng rừng thay thế nhưng đã tiến hành khai thác. Thêm vào đó, 8 mỏ không tuân thủ các quy định khai thác như không bố trí trạm cân, không lắp đặt camera giám sát và không bố trí trạm vệ sinh xe.

Có 19 mỏ vi phạm trong việc kê khai thiếu sản lượng, kê khai sai thuế suất, đơn giá tính thuế tài nguyên và hệ số tính phí bảo vệ môi trường. Sản lượng khai thác thực tế tại các mỏ này lớn hơn so với giấy phép. Do đó, Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thu hồi hơn 4,5 tỷ đồng từ 19 quyết định và nộp vào ngân sách Nhà nước.

Trước những vi phạm này, Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành liên quan và các chủ mỏ kiểm điểm, rút kinh nghiệm và xác định trách nhiệm cá nhân, tập thể liên quan. Đồng thời, Sở TN&MT được đề nghị tham mưu biện pháp thu hồi đất đối với 6 mỏ đã hết hạn khai thác nhưng không thực hiện thủ tục thuê đất.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

vfdgfd
sfd
gdf
vdgfd

Bình Dương: Cần kiểm tra cán bộ kiểm lâm “liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép? (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương đã lên tiếng về vụ việc cán bộ kiểm lâm "liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép.

Huyện Vĩnh Cửu cần xử lý dứt điểm về xây dựng trái phép tại xã Tân An (Video 3)

UBND xã Tân An ( Vĩnh Cửu) xin gia hạn thời gian lập biên bản vi phạm hành chính (VPHC) đối với vi phạm tại các thửa đất số 303, 320, 319, 313 tờ 60 thuộc xã Tân An sau khi báo chí phản ánh với nội dung chính là xin gia hạn thời gian lập biên bản VPHC.

Yên Bái: Chủ động ứng phó mưa lớn từ đêm 20/8

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái vừa có Công văn số 46/BCH-PCTT yêu cầu thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Phú Xuyên cưỡng chế thu hồi đất của 15 hộ dân để thông tuyến đường trục phía Nam

Ngày 13/8/2024, UBND huyện Phú Xuyên đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của 15 hộ dân để triển khai xây dựng dự án đường trục phía Nam. Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Trọng Vĩnh trực tiếp chỉ đạo cưỡng chế.

Đồng Nai: Vụ biệt thự, hồ bơi “mọc” trên đất nông nghiệp – sẽ kiểm tra, xử lý nghiêm

Cơ quan chức năng TP Biên Hoà cho biết sẽ kiểm tra, xử lý nghiêm vụ biệt thự, hồ bơi "mọc” trên đất nông nghiệp tại KP Tân Cang, P. Phước Tân. Nếu sử dụng đất sai mục đích sẽ bị xử phạt, bắt buộc tháo dỡ công trình vi phạm, trả lại đất nguyên hiện trạng.

Bà Rịa- Vũng Tàu: Biệt thự trái phép ngang nhiên tồn tại trước sự bất lực của chính quyền (Bài 2)

Căn biệt thự trái phép xây dựng từ năm 2018 nhưng mãi khi bị cơ quan báo chí phản ánh thì chính quyền mới vào cuộc kiểm tra. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có biện pháp xử lý, thậm chí còn loay hoay tìm chủ cho căn biệt thự trên!