moitruongplus Theo ghi nhận có hơn 60 xe tải tập trung tại khu vực mỏ đất thuộc khu vực đồi phía Đông Bắc hồ La Cốc, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc để chờ lấy đất vận chuyển. Điều đáng nói,việc xe vận chuyển đất ra ngoài không dừng lại để qua trạm cân.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh!

Liên quan đến việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, UBND tỉnh đã có chỉ thị về việc này vào tháng 12/2022.

Theo đó, tại Chỉ thị nêu rõ: Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản ở các điểm mỏ không theo đúng nội dung giấy phép, vi phạm các quy định của pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường…


Hoạt động khai thác đất  tại khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường tại khu vực đồi phía Đông Bắc hồ La Cốc, thôn Đồng Giang, thôn Mỹ Khê, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (Ảnh ghi nhận ngày 21/11/2023)

Đồng thời, tại chỉ thị, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng yêu cầu: Sở Tài nguyên và Môi trường: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm về khai thác khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; kiên quyết xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm pháp luật trong khai thác khoáng sản. Không tham mưu, đề xuất UBND tỉnh cấp giấy phép mới hoặc gia hạn Giấy phép thăm dò, khai thác, chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản đối với các trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản, về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản. Kiên quyết đề xuất UBND tỉnh đình chỉ khai thác và thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Khẩn trương thực hiện việc hướng dẫn chi tiết về nội dung của Thông báo kế hoạch khai thác khoáng sản (Thời gian khai thác; giờ khai thác trong ngày; trữ lượng khai thác; nơi tiêu thụ sản phẩm khoáng sản; số lượng và số hiệu, biển kiểm soát của phương tiện tham gia khai thác, vận chuyển; các giải pháp về bảo vệ môi trường sẽ thực hiện trong quá trình khai thác...) và có văn bản yêu cầu Chủ điểm mỏ thực hiện để các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương quản lý, kiểm tra và nhân dân biết, tham gia giám sát thực hiện.

Chỉ đạo, đôn đốc tất cả các chủ điểm mỏ thực hiện lắp đặt trạm cân; lắp camera... và phối hợp với UBND cấp xã thực hiện nghiêm túc việc niêm yết công khai nội dung Thông báo khai thác khoáng sản để các cơ quan, chính quyền địa phương quản lý, kiểm tra và người dân tham gia giám sát việc chấp hành của các chủ điểm mỏ. Trường hợp chủ điểm mỏ chưa thực hiện hoặc không thực hiện phải kiên quyết báo cáo và đề xuất UBND tỉnh tạm dừng hoạt động khai thác khoáng sản.

 "Xót ruột” với hoạt động khai thác đất tại xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

Theo ghi nhận thực tế vào chiều ngày 21/11/2023 của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử, tại khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường tại khu vực đồi phía Đông Bắc hồ La Cốc, thôn Đồng Giang, thôn Mỹ Khê, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, có tới hơn 60 xe tải đang chờ lấy đất vận chuyển. Cùng với đó, là hoạt động của 3 chiếc máy xúc trong khu vực này.


Hơn 60 xe tải đang chờ lấy đất vận chuyển tại khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường tại khu vực đồi phía Đông Bắc hồ La Cốc, thôn Đồng Giang, thôn Mỹ Khê, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (Ảnh ghi nhận ngày 21/11/2023)

Điều đáng nói hơn nữa việc vận chuyển đất tại đây không có dấu hiệu sử dụng trạm cân. Theo ghi nhận, sau khi đất được xúc đầy lên thùng xe thì các xe tải này chạy thẳng một mạch ra khỏi khu vực mỏ và không hề có bất cứ dấu hiệu nào của việc dừng xe để sử dụng trạm cân.

Phản ánh đến UBND xã Trung Mỹ về tình trạng khai thác này, tiếp nhận thông tin của PV, ông Trương Quang Vinh – Chủ tịch UBND xã Trung Mỹ cho biết: Trên địa bàn xã Trung Mỹ có mỏ khai thác đất của Công ty TNHH Thương Mại Tỉnh Tuấn được UBND tỉnh cấp phép.

Được hỏi về việc lắp đặt trạm cân tại mỏ, Ông Vinh cho biết thêm: Về việc lắp đặt trạm cân xã cũng đang nghiên cứu, xem xét để đề xuất các cấp có thẩm quyền để phê duyệt, hỗ trợ giúp cho địa phương để lắp đặt hệ thống về trạm cân. Và cái này còn phải phối hợp với các cơ quan chức năng.


Sau khi đất được xúc đầy lên thùng xe thì các xe tải này chạy thẳng một mạch ra khỏi khu vực mỏ và không hề có bất cứ dấu hiệu nào của việc dừng xe để sử dụng trạm cân (Ảnh ghi nhận ngày 21/11/2023)

Cũng tại chỉ thị của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh có nêu rõ về trách nhiệm của UBND các xã, phường, thị trấn: Chủ tịch UBND cấp xã phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp huyện nếu để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ảnh hưởng đến đất đai, môi trường và an ninh trật tự trên địa bàn.

Ở một diễn biến khác, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam cũng đã phản ánh hoạt động khai thác tại khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường tại điểm mỏ khu vực đồi phía Đông Bắc hồ La Cốc, thôn Đồng Giang, thôn Mỹ Khê, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên đến ông Nguyễn Kim Tuấn – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc. Tiếp nhận thông tin phản ánh ông Tuấn cảm ơn PV đã chia sẻ thông tin và sẽ cho kiểm tra, giao cho bộ phận chuyên môn tiếp thu ý kiến.

Nhìn cảnh tượng khai thác với số lượng xe khủng khiếp như vậy, ai cũng phải xót ruột nếu như khoáng sản không được kiểm soát hoặc thất thoát. Và với số lượng khoảng hơn 60 xe tải phục vụ cho việc khai thác có phù hợp với công suất của mỏ. Đồng nghĩa với việc nếu như tại mỏ không có trạm cân thì rất khó để kiểm soát được trữ lượng.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

hgfh
ffd
gd
fwefw

Thanh Hóa: Tạm dừng khai thác khoáng sản khu vực mỏ đá vôi vì phát hiện hang động thuộc xã Hà Long

Ngày 15/4, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành công văn số 5204/UBND-CN về việc tạm dừng khai thác khoáng sản tại khu vực mỏ đá vôi phát hiện hang động thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung của Công ty TNHH Tiến Thịnh.

Thanh Hóa: Bãi tập kết đất, đá không phép gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông

Một bãi tập kết đất, đá tự phát nằm trên đất nông nghiệp, hàng lang an toàn giao thông của một doanh nghiệp trên địa bàn xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đang gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn gia thông.

Sóc Sơn (Hà Nội): Ai chịu trách nhiệm xử lý phục hồi môi trường sau việc khai thác đất trái phép?

Khai thác đất trái phép không chỉ làm thất thoát nguồn tài nguyên, ngân sách nhà nước, tác động xấu đến môi trường mà còn gây ra sự bất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh giữa các đơn vị, doanh nghiệp có phép và không phép.

Quy Nhơn - Bình Định: Cần kiểm tra hoạt động mỏ đất tại KCN Long Mỹ gây ô nhiễm môi trường

Việc khai thác và vận chuyển khoáng sản tại mỏ đất Thành Châu trong KCN Long Mỹ đang còn nhiều bất cập bởi công tác bảo vệ môi trường chưa triệt để. Hệ lụy ô nhiễm môi trường, khói bụi, không lắp dặt trạm cân, camera đấy là những gì đang tồn tại nơi đây.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su

Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Hòa Bình: Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc

Mất hiện trường vụ khai thác cát trái phép tại khu vực suối Trầm, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình nhưng vẫn chưa xác định được đối tượng khai thác. (Theo thông tin từ Công an xã Cao Sơn vào ngày 3/4/2024).