moitruongplus Không chỉ chặt hàng chục cây to để lấy gỗ mà khu vực bản Pom Khốc, xã Chiềng Tương người dân nơi đây còn đưa cả máy xúc vào phá hàng nghìn mét đất rừng, san gạt làm nương rẩy để trồng trọt, chăn nuôi.

Cái nắng khắt vào những ngày thu đầu tháng 11 khiến con đường đất dẫn vào rừng thuộc xã Chiềng Tương huyện Yên Châu trở nên gian nan hơn. Sau gần 3 tiếng đồng hồ men theo con đường rừng từ huyện Mộc Châu lên địa phận xã Chiềng Tương huyện Yên Châu xe chúng tôi không thể đi tiếp được đành khóa và bỏ lại bên vệ đường để tiếp tục đi bộ.

Cuộc hành trình vào "điểm nóng” khu vực được người dân rỉ tai là có dấu hiệu phá rừng càng gian nan hơn, đường vào rừng chỉ đường đất đất, đầy rẫy những đàn Vắt đang khát máu chờ đón người qua lại để bám lên chân.

Để tránh người dân nơi đây phát hiện chúng tôi đi bộ vào rừng dưới hình thức là đi tìm cây thuốc nam. Men theo con đường đất này khoảng gần 1 tiếng đồng hồ với nhiều con dốc có độ cao gần 80%. Trên đường chúng tôi lên đỉnh rừng còn in rõ những bánh xe của máy xúc đó là chứng tích "tội ác” phá rừng bằng máy xúc của "lâm tặc”.

Rừng ở Chiềng Tương vẫn "chảy máu”

Sau 1 giờ đồng hồ leo qua những lụm cây tốt um tùm cao hơn người trước mặt chúng tôi là một hiện trường của những cây gỗ lớn đều bị cưa hạ, nhiều cây đã được xẻ thành từng lóng vuông, "lâm tặc” còn chưa kịp vận chuyển.

Trước mặt chúng tôi là cánh rừng rậm nguyên sinh bây giờ những gì còn lại chỉ là những gốc gỗ lớn. Cành cây, lóng gỗ hay phần thân đã bị đốt đen sì để lại ở hiện trường cho thấy những cây gỗ này đã có thời oai phong ngự trị giữ cánh rừng này.

Tiếp tục men theo con đường mà máy xúc đã đi từ trước được khoảng 200 mét đường rừng thì chúng tôi lại tiếp tục chứng kiến cảnh những cây gỗ to bị đốn hạ, mụn gỗ đang còn mới chứng tỏ những cây gỗ này mới bị cưa hạ chưa lâu. Tuy nhiên, cây gỗ này đã bị xẻ và đưa ra khỏi hiện trường. Trên mặt đất bây giờ chỉ còn hàng chục gốc nằm trơ trọi chờ lên mầm mới.




Hiện trường còn sót lại sau khi những cây to trong rừng này bị đốn hạ và cưa gỗ lấy đi. 

Không dừng lại ở hiện trường chặt cây lấy gỗ này mà chúng tôi tiếp tục lại chứng kiến cảnh tượng không ai nghĩ tới được trong rừng mà họ có thể phá rừng để làm "trang trại” chăn nuôi. Quan sát tại khu "trang trại” này thì có đầy đủ các con vật đang được lấy gỗ làm nhà để chăn nuôi như dê, vịt, ngan, gà, lợn….


Hiện trường khu hạ cây lấy gỗ giờ chỉ còn những gốc cây nằm trơ trọi.

Còn bên cạnh khu chăn nuôi này là nơi tập kết các thanh gỗ đã được cưa trong rừng đưa về đây. Có lẽ những đống gỗ này do một nguyên nhân nào đó mà chưa vận chuyển ra ngoài nên đã được tập kết tại đây và che chắn rất cẩn thận.

Ngạc nhiên hơn cách khu chăn nuôi này khoảng 100 mét là cả khu đất hàng nghìn mét đã được san phẳng để trồng lúa, phía dưới khu ruộng tiếp tục là khu chăn nuôi vịt.

Phá rừng lấy gỗ, làm nương mà không ai nắm được?

Sau nửa ngày mục sở thị trong khu rừng, hình ảnh phá rừng lấy gỗ, làm nương chúng tôi đã ghi nhận hoàn toàn. Để có được thông tin sâu hơn chúng tôi đã vào UBND xã Chiềng Tương để chia sẽ thông tin.

Tại đây, chúng tôi được ông Giàng A Sứ, Phó chủ tịch xã Chiềng Tương tiếp. Theo ông Sứ cho hay: "Việc phá rừng này đến giờ chúng tôi cũng chưa nắm được. Chúng tôi cũng phải chờ kiểm lâm báo lại thì mới biết, để tôi giới thiệu các anh gặp đồng chí kiểm lâm địa bàn…”.

Tiếp tục gõ cửa ông Đặng Anh Tiến, Kiểm lâm viên phụ trách địa bàn xã Chiềng Tương. Theo anh Đặng Anh Tiến cho biết: "Hiện em được chuyển về đây phụ trách mới được một tháng nên những việc này em chưa nắm được….”.

Cũng theo anh Tiến thì người phụ trách hiện đã được luân chuyển sang huyện khác nên việc phá rừng này chúng tôi sẽ kiểm tra lại.


Một hộ gia đình ngang nhiên đưa máy móc lên san gần 1000m đất rừng để trồng lúa mà chính quyền địa phương và kiểm lâm ở đây không nắm được. 

Để thông tin xác thực hơn chúng tôi liên hệ với ông Dương Hồng Hải, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Theo ông Hải kiểm tra thì hiện tại tình trạng phá rừng lấy gỗ, làm nương là chính xác.

Ông Hải cung cấp thông tin, hiện diện tích cả khu được đo là 3.500m, trong đó phá mới là 824m. Gỗ thu tại hiện trường là 40 tấm ván, 20 thanh xà, hoành khối lượng khoảng 2m3.

"Diện tích phá này thuộc rừng phòng hộ. Những diện tích phá mới sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền, điện tích phá cũ buộc khắc phục hậu quả là trồng lại rừng, gỗ ra quyết định tịch thu sung công quỹ Nhà nước. Về việc trách nhiệm của kiểm lâm chúng tôi đã báo cáo lên lãnh đạo Chi cục kiểm lâm…”, ông Hải cho biết thêm.


Số gỗ chưa kịp vận chuyển ra ngoài đã được đưa về tập kết cách khu vực xẻ gỗ không xa. 

Về chính quyền địa phương trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ông Phàng A Giáng, Chủ tịch xã Chiềng Tương cho biết: "Về nội dung hộ gia đình đã phá rừng làm nương, lấy gỗ thì sau khi báo chí thông tin chúng tôi cũng đã cùng với kiểm lâm đi kiểm tra. Việc phá rừng này là chính xác. Hiện chúng tôi cùng với kiểm lâm xử lý việc này. Về phần đất rừng phá trồng lúa chúng tôi yêu cầu trồng cây trả lại hiện trạng ban đầu, số gỗ thì kiểm lâm cũng đã thu giữ. Về phần trách nhiệm thì xã cũng nhiều việc, chưa quán xuyến được và bản cũng không báo lên nên không nắm được….”.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fsfs
gregre
hkjhk
gkhkhkjhlj

Thái Bình: Vì sao một cá nhân được chuyển đổi hàng nghìn m2 đất nông nghiệp sang đất ở? (Bài 3)

Ngay sau phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về sự việc trên, UBND huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đã yêu cầu lãnh đạo xã Minh Tân làm báo cáo, đồng thời Công an huyện Kiến Xương cũng vào cuộc xác minh, làm rõ sự việc.

Thái Bình: Vì sao một cá nhân được chuyển đổi hàng nghìn m2 đất nông nghiệp sang đất ở? (Bài 1)

Thời gian qua, dư luận xôn xao về việc một cá nhân ở xã Minh Tân (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) được UBND huyện Kiến Xương ban hành hàng loạt quyết định cho phép chuyển đổi hàng nghìn m2 đất nông nghiệp sang đất ở lâu dài.

Bình Phước: Cần xử lý hệ lụy môi trường từ nạn khai thác đá Bazan trái phép

Các địa phương như xã Đường 10 (huyện Bù Đăng), xã Đắk Ơ (huyện Bù Gia Mập) từ nhiều năm qua vẫn luôn là điểm nóng của tình trạng khai thác đá cây trái phép. Thế nhưng cho đến nay, tình trạng này vẫn đang tồn tại mặc cho báo chí đã nhiều lần phản ánh.

Các mỏ khoáng sản ở Thừa Thiên Huế vẫn còn nhiều vi phạm

Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế đã công bố kết luận số 666/KL-TTr về cấp phép, quản lý, và khai thác 28 mỏ đất san lấp giai đoạn 2017 - 2022.

Quảng Ngãi: Bãi chứa cát trái phép trong cụm công nghiệp

Người dân bức xúc trước một "núi cát” trái phép ngay tại cụm công nghiệp Tịnh Ấn Tây, nhưng chính quyền địa phương không hay biết.

Thừa Thiên Huế: Thanh tra phát hiện mỏ đất khai thác khi chưa thuê đất

Thanh tra phát hiện nhiều mỏ khai thác đất làm vật liệu san lấp ở Thừa Thiên - Huế vi phạm về sản lượng, khai thác trước khi thuê đất và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.