moitruongplus Đơn vị khai thác cát trái phép tại xã Lương Lỗ, huyện Thanh Ba là của anh Trần Anh Thắng, cũng là người dân xã Lương Lỗ

Mới đây, có thông tin phản ánh về việc khu vực bãi bồi ven sông Hồng, thuộc địa phận xã Lương Lỗ, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ rộng cả nghìn mét vuông bị múc sâu bởi hoạt động khai thác cát trái phép, với nhiều máy xúc hoạt động, xe tải ra vào liên tục để chở cát về một bãi tập kết (bãi tập kết này khá rộng, vẫn còn lượng lớn cát chưa kịp chở đi tiêu thụ).


Những hố sâu cho thấy việc khai thác cát trái phép tại xã Lương Lỗ, huyện Thanh Ba đã diễn ra trong một thời gian dài 

Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam về những nội dung trên, ông Lê Ngọc Thực, Chủ tịch UBND xã Lương Lỗ cho biết: "Đúng là điểm khai thác cát mà các cơ quan báo chí phản ánh là chưa có giấy phép. Đơn vị khai thác này là của anh Trần Anh Thắng cũng là người dân xã Lương Lỗ.


Việc khai thác, tập kết cát trái phép ở đây diễn ra rất ngang nhiên

Trước đó, ngày 1/10/2023, chúng tôi có phối hợp với Công an huyện Thanh Ba, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Ba xuống kiểm tra. Tại hiện trường chúng tôi phát hiện 01 máy múc và 02 xe ôtô. Sau khi phát hiện đơn vị này khai thác cát trái phép chúng tôi đã tạm giữ các phương tiện đó. Trước đây, cũng nhiều lần chúng tôi lập biên bản vi phạm đối với chủ phương tiện khai thác, nhưng các lần trước không phát hiện phương tiện khai thác cát.


Những chiếc ô tô vào lấy cát chở đi tiêu thụ 

Ngày 24/10/2023, sau khi nhận được thông tin phản ánh của cơ quan báo chí, chúng tôi đã xuống kiểm tra nhưng không phát hiện ra phương tiện khai thác cát trái phép, chỉ phát hiện 02 hố rộng hơn 1000m² và 02 hố này đều đã cũ”

"Hiện nay chúng tôi chưa nhận được văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Phú Thọ như các báo phản ánh. Văn bản chỉ đạo mà chúng tôi nhận được mới nhất là ngày 27/10/2023 của Huyện ủy Thanh Ba về nội dung, chấn chỉnh việc khai thác cát trên địa bàn huyện Thanh Ba”, Ông Thực cho biết thêm.


Sau khi khái thác cát trái phép, một lượng lớn cát được tập kết về khu vực này

Tại Nghị định số 23/2020/NÐ-CP ngày 24/2/2020 của Chính phủ, quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông có quy định, mọi hành vi buôn bán, kinh doanh cát, sỏi lòng sông không có nguồn gốc hợp pháp được xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật khác có liên quan.

Ðiều 227 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) cũng quy định, hành vi khai thác cát, sỏi không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung trong giấy phép quy định, người nào vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thì có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Theo đó, đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ, UBND huyện Thanh Ba kiểm tra và làm rõ hành vi khai thác cát trái phép tại xã Lương Lỗ, huyện Thanh Ba có phải là hành vi tái phạm nhiều lần hay không? Nếu tình trạng này diễn ra nhiều lần thì phải xử lý thật nghiêm. Đồng thời, cầm làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fdsfd
hgfh
ffd
gd

Ea Súp – Đắk Lắk: Cần xử lý nghiêm tình trạng khai thác cát trái phép tại xã Ia JLơi

Bè hút cát hoạt động cả ngày lẫn đêm, xe ben vô tư vào lấy cát đi tiêu thụ. Mặc dù là hành vi khai thác và tiêu thụ cát trái phép nhưng lại công khai rầm rộ một cách khó hiểu.

Thanh Hóa: Tạm dừng khai thác khoáng sản khu vực mỏ đá vôi vì phát hiện hang động thuộc xã Hà Long

Ngày 15/4, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành công văn số 5204/UBND-CN về việc tạm dừng khai thác khoáng sản tại khu vực mỏ đá vôi phát hiện hang động thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung của Công ty TNHH Tiến Thịnh.

Thanh Hóa: Bãi tập kết đất, đá không phép gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông

Một bãi tập kết đất, đá tự phát nằm trên đất nông nghiệp, hàng lang an toàn giao thông của một doanh nghiệp trên địa bàn xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đang gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn gia thông.

Sóc Sơn (Hà Nội): Ai chịu trách nhiệm xử lý phục hồi môi trường sau việc khai thác đất trái phép?

Khai thác đất trái phép không chỉ làm thất thoát nguồn tài nguyên, ngân sách nhà nước, tác động xấu đến môi trường mà còn gây ra sự bất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh giữa các đơn vị, doanh nghiệp có phép và không phép.

Quy Nhơn - Bình Định: Cần kiểm tra hoạt động mỏ đất tại KCN Long Mỹ gây ô nhiễm môi trường

Việc khai thác và vận chuyển khoáng sản tại mỏ đất Thành Châu trong KCN Long Mỹ đang còn nhiều bất cập bởi công tác bảo vệ môi trường chưa triệt để. Hệ lụy ô nhiễm môi trường, khói bụi, không lắp dặt trạm cân, camera đấy là những gì đang tồn tại nơi đây.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su

Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.