moitruongplus Chưa đến 6h sáng ngày 23/8, trên sông Đà đoạn qua xã Hợp Thành, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đã có tới 3 con tàu đang thực hiện khai thác cát. Tất cả hiện lên giống như một đại công trường tuy nhiên đây là thời điểm chưa được khai thác theo quy định.

Đại công trường khai thác cát ngoài giờ quy định

Thời gian gần đây, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam nhận được thông tin phản ánh liên quan đến tình trạng khai thác cát ngoài giờ quy định trên sông Đà đoạn qua xã Hợp Thành, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình từ đó có thể dẫn đến nguy cơ thất thoát khoáng sản cùng nhiều hệ lụy khác nếu như không được lực lượng chức năng và chính quyền sở tại phát hiện, ngăn chặn kịp thời.


Đại công trường khai thác cát ngoài giờ quy định trên sông Đà đoạn qua xã Hợp Thành, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình

Để xác minh thông tin phản ánh, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có những ghi nhận thực tế tại đây. Theo đó, vào khoảng thời gian gần 6h sáng ngày 23/8/2023, đây là thời gian chưa được phép khai thác nhưng sông Đà đã rất nhộn nhịp, rầm rộ bởi hoạt động khai thác cát như một đại công trường với 3 điểm là 3 con tàu đang khai thác cát lòng sông. Thậm chí, mới chỉ khoảng 6h10 phút, tàu đã được lấp đầy 2 khoang cát và rời đi.

Tiếng máy móc của đại công trường rầm rộ như xé tan màn sương sớm của bình minh, vang cả khúc sông lớn rồi vọng sâu vào trong khu dân cư.


Mới chỉ khoảng 6h10 phút tàu đã được lấp đầy 2 khoang cát và rời đi

Theo người dân địa phương gần khu vực khai thác cho biết: Việc khai thác cát diễn ra từ sáng sớm gây ra tiếng ồn rất khó chịu.

Để khách quan thông tin, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử  đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch UBND xã Hợp Thành. Qua trao đổi, ông Linh cho biết: Trên địa bàn xã Hợp Thành có Công ty TNHH Xây dựng Hùng Yến được cấp phép khai thác lòng sông Đà. Về việc danh sách tàu đăng kí khai thác thì phía xã không nắm bắt được vì không có hồ sơ. Còn đối với việc khai thác ngoài giờ quy định thì xã không nắm được, tuy nhiên tiếp thu thông tin phản ánh thì xã sẽ có báo cáo lên thành phố phối hợp để có biện pháp ngăn chặn.

Mỏ cát của Công ty TNHH Xây dựng Hùng Yến có công suất như thế nào?

Theo tìm hiểu, được biết Công ty TNHH Xây dựng Hùng Yến được UBND tỉnh Hòa Bình cấp giấy phép khai thác khoáng sản theo Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 11/12/2013.


Công ty TNHH Xây dựng Hùng Yến được UBND tỉnh Hòa Bình cấp giấy phép khai thác khoáng sản theo Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 11/12/2013

Theo đó, công ty TNHH Xây dựng Hùng Yến (Công ty Hùng Yến) được phép khai thác cát lòng sông Đà làm vật liệu xây dựng thông thường tại xã Hợp Thành, huyện Kỳ Sơn (nay TP. Hòa Bình), tỉnh Hòa Bình. Diện tích khu vực khai thác 20ha; mức sâu khai thác +4m; trữ lượng địa chất 898.000 m3; công suất khai thác 27.000 m3/năm; thời hạn khai thác 24 năm.

Như vậy, mỏ của công ty Hùng Yến chỉ có công suất 27.000 m3 /năm thì với công suất của 3 tàu cùng khai thác như vậy liệu có phù hợp với công suất của mỏ? PV cũng đã gửi câu hỏi này đến Chủ tịch UBND xã Hợp Thành nhưng rất lấy làm tiếc khi vị Chủ tịch xã không nắm bắt được nội dung thông tin này. UBND xã Hợp Thành không biết được chính xác danh sách tàu thuyền, phương tiện mà công ty Hùng Yến đăng kí sử dụng để phục vụ cho việc khai thác hay  thiết kế mỏ được lập, thẩm định, phê duyệt là như thế nào?


Khai thác ngoài giờ quy định liệu có nguy cơ thất thoát khoáng sản không?

Do UBND xã Hợp Thành không nắm bắt được thông tin nên Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử xin được gửi nội dung này đến lãnh đạo UBND TP. Hòa Bình, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình cũng như lực lượng chức năng đường sông có liên quan để làm sáng tỏ vấn đề.

Thiết nghĩ, chỉ có nâng cao công tác giám sát, quản lý hoạt động khai thác và có sự phối hợp chặt chẽ giữa người dân, chính quyền và các sở, ban, ngành, lực lượng chức năng thì hoạt động khai thác khoáng sản mới thực sự đi vào nề nếp và tuân thủ tuyệt đối quy định của pháp luật. Từ đó sẽ triệt tiêu những hệ lụy của hoạt động khai thác như ô nhiễm, thay đổi môi trường, đất đai hay nguy cơ thất thoáng khoáng sản.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…