moitruongplus Trong quá trình lấy đất phục vụ cho dự án làm đường tránh Thanh Đông - Thanh Hà tại thị trấn Ba Hàng Đồi, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình, đơn vị thi công đã tranh thủ khai thác khoáng sản trái phép mang ra ngoài bán trục lợi.

Ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam tại hiện trường, hàng chục chiếc xe tải cơi nới thành thùng mang logo Cty Minh Thiện, Việt Hà nối đuôi nhau vận chuyển đất, cùng với đó chiếc máy xúc đang hì hục đào bới tài nguyên đất tại các quả đồi.

Được biết, đất khai thác tại đây dùng phục vụ cho dự án làm đường tránh Thanh Đông - Thanh Hà tại thị trấn Ba Hàng Đồi, huyện Lạc Thủy (Hòa Bình).

Tuy nhiên, hàng nghìn m3 khối đất liên tục bị xúc đầy lên xe tải để chở ra ngoài dự án mang đem bán kiếm lời.




Khu vực khai thác đất phục vụ dự án làm đường tránh Thanh Đông - Thanh Hà.

Việc khai thác vận chuyển đất tại thị trấn Ba Hàng Đồi, huyện Lạc Thủy đã gây ra rất nhiều hệ lụy cho đời sống dân cư như tiếng ồn, khói bụi và đặc biệt là tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn giao thông, cho người và phương tiện khi lưu thông. Bởi hầu hết các xe vào chở đất đều có dấu hiệu cơi nới thành thùng xe, quá khổ quá tải và lưu thông với tốc độ cao. Đồng thời trong quá trình vận chuyển xe chở đất không được che chắn bạt kĩ càng, làm rơi vãi đất gây bụi bặm, ô nhiễm môi trường.

Mặc dù cơ quan chức năng chỉ cho phép đơn vị thi công khai thác đất san, lấp thi công dự án làm đường tránh Thanh Đông - Thanh Hà nhưng đơn vị thi công lại ngang nhiên "tuồn” tài nguyên đất đem bán ra ngoài.




Cơ quan chức năng chỉ cho phép đơn vị thi công khai thác đất san, lấp thi công dự án làm đường nhưng đơn vị thi công lại đem đất bán ra ngoài.

Theo phản ánh của người dân thị trấn Ba Hàng Đồi, tình trạng khai thác đất mang đem bán tại dự án này đã  diễn ra trong một thời gian dài. Hoạt động này diễn ra từ sáng cho đến tối gây ô nhiễm môi trường và tiếng ồn, gây bức xúc cho người dân địa phương. Hàng ngày có tới hàng trăm lượt xe vào ra chở đất rời khỏi địa phương nhưng không vấp phải sự phản ứng nào từ chính quyền nơi đây.

Để có thông tin khách quan, PV đã liên hệ với ông Lê Anh Thương, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạc Thủy, ông Thương cho biết: Các khu đồi được khai thác để đổ nền đường phục vụ cho dự án làm đường và hiện tại chỗ này không có giấy phép khai thác đất ra ngoài bán. Nếu có tình trạng này, tôi sẽ chỉ đạo từ tuyến xã trở xuống để họ xử lý.

Như vậy, việc đơn vị thi công mang đất của dự án ra ngoài bán trục lợi là gây thất thoát tài nguyên đất và vi phạm nghiêm trọng về quy định Luật Khoáng sản.


Hàng loạt xe tải cơi nới thành thùng mang logo Cty Minh Thiện

Thiết nghĩ, nếu ở địa phương nào cũng lợi dụng dự án để khai thác đất trục lợi thì tài nguyên, khoáng sản của Nhà nước sẽ chẳng mấy mà bị "móc ruột” để phục vụ lợi ích cá nhân.

Vì vậy, kính đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình; Sở Tài nguyên và Môi trường; Công an tỉnh Hòa Bình; UBND huyện Lạc Thủy; Công an huyện Lạc Thủy, Phòng tài nguyên và Môi trường huyện Lạc Thủy cần nhanh chóng chỉ đạo các cơ quan liên quan vào cuộc thanh, kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng trên để việc khai thác tài nguyên khoáng sản không làm ảnh hưởng đến môi trường, đời sống người dân và làm thất thu ngân sách Nhà nước./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fsfs
gregre
hkjhk
gkhkhkjhlj

Thái Bình: Vì sao một cá nhân được chuyển đổi hàng nghìn m2 đất nông nghiệp sang đất ở? (Bài 3)

Ngay sau phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về sự việc trên, UBND huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đã yêu cầu lãnh đạo xã Minh Tân làm báo cáo, đồng thời Công an huyện Kiến Xương cũng vào cuộc xác minh, làm rõ sự việc.

Thái Bình: Vì sao một cá nhân được chuyển đổi hàng nghìn m2 đất nông nghiệp sang đất ở? (Bài 1)

Thời gian qua, dư luận xôn xao về việc một cá nhân ở xã Minh Tân (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) được UBND huyện Kiến Xương ban hành hàng loạt quyết định cho phép chuyển đổi hàng nghìn m2 đất nông nghiệp sang đất ở lâu dài.

Bình Phước: Cần xử lý hệ lụy môi trường từ nạn khai thác đá Bazan trái phép

Các địa phương như xã Đường 10 (huyện Bù Đăng), xã Đắk Ơ (huyện Bù Gia Mập) từ nhiều năm qua vẫn luôn là điểm nóng của tình trạng khai thác đá cây trái phép. Thế nhưng cho đến nay, tình trạng này vẫn đang tồn tại mặc cho báo chí đã nhiều lần phản ánh.

Các mỏ khoáng sản ở Thừa Thiên Huế vẫn còn nhiều vi phạm

Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế đã công bố kết luận số 666/KL-TTr về cấp phép, quản lý, và khai thác 28 mỏ đất san lấp giai đoạn 2017 - 2022.

Quảng Ngãi: Bãi chứa cát trái phép trong cụm công nghiệp

Người dân bức xúc trước một "núi cát” trái phép ngay tại cụm công nghiệp Tịnh Ấn Tây, nhưng chính quyền địa phương không hay biết.

Thừa Thiên Huế: Thanh tra phát hiện mỏ đất khai thác khi chưa thuê đất

Thanh tra phát hiện nhiều mỏ khai thác đất làm vật liệu san lấp ở Thừa Thiên - Huế vi phạm về sản lượng, khai thác trước khi thuê đất và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.