moitruongplus Khi mua đất nông nghiệp chuyển sang đất ở, theo quy định của pháp luật, người mua ngoài số tiền mua đất phải chi thêm một khoản tiền để thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sau này. Bởi vậy, người mua cần thương lượng trước với người cần bán.


Ảnh minh họa

* Căn cứ pháp lý:

- Luật Đất đai 2013;

- Nghị định 45/2014/NĐ-CP;

- Điều 57 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

"1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.”

Như vậy, tùy theo nhu cầu sử dụng đất mà bạn có quyền chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở. Tuy nhiên, để thực hiện được, ông/bà cần phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng đất.

Khi chuyển mục đích sử dụng đất, bạn phải nộp tiền sử dụng đất căn cứ điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP:

 "Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Thủ tục, hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở

Người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở phải nộp 01 bộ hồ sơ, bao gồm:

Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất; Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất, theo Mẫu số 09/ĐK được ban hành kèm Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.

Các giấy tờ kèm theo: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Hồ sơ chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất ở.

Người sử dụng đất sau khi được Cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thì phải nộp phí sử dụng đất.

Số phí sử dụng đất tính bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có Quyết định chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fgfg
bgfg
hfhgf
fsfds

Quảng Ngãi: Bãi chứa cát trái phép gần trụ sở xã

Hàng chục khối cát khai thác từ sông Vệ được đưa về bãi chứa trái phép gần trụ sở xã, gây ảnh hưởng môi trường và đời sống của người dân xung quanh.

Bình Dương: Chỉ đạo xử lý khai thác cát trái phép trên hồ Dầu Tiếng

Bình Dương đang thực hiện kiểm tra và quyết định xử lý mạnh mẽ các hành vi vi phạm trong việc khai thác cát trái phép trên hồ Dầu Tiếng.

Khánh Hòa: Vụ phá rừng ở Khánh Vĩnh trách nhiệm thuộc về ai?

Rừng Khánh Vĩnh nhiều năm qua bị "xẻ thịt” bởi các đối tượng lâm tặc. Việc hô hào tăng cường quản lý và bảo vệ rừng cũng vẫn chỉ là khẩu hiệu trên giấy.

Khánh Hòa: Vì sao “ rừng vẫn liên tục chảy máu”?

Khánh Vĩnh là huyện có tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 87% cao nhất của tỉnh. Tuy nhiên, song song với kết quả tích cực đó thì hình ảnh một số cánh rừng nhiều năm qua bị tàn phá, "xẻ thịt’ tan hoang bởi các đối tượng Lâm tặc

Hòa Bình: Để xảy ra khai thác, vận chuyển đất trái phép tại xã Bắc Phong, trách nhiệm thuộc về ai?

Việc khai thác đất trái phép làm mất cọc GPMB tại công trình xử lý nguy cơ mất ATGT đoạn dốc Cun trên QL.6, thuộc xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến tình hình ATGT. Trách nhiệm thuộc về ai?

Quảng Ngãi: “Đá tặc” hoành hành khu vực mỏ đá Tịnh Hòa (Bài 2)

Theo kết quả kiểm tra của TP. Quảng Ngãi, phản ánh về tình trạng khai thác, chế biến đá trái phép tại xã Tịnh Hòa của Môi trường và Đô thị điện tử là đúng thực tế.