moitruongplus Bất chấp những quy định của pháp luật, nhiều đối tượng đã tìm mọi cách để hoạt động khai thác khoáng sản trái phép phá vỡ hệ sinh thái cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân.

Thời gian gần đây, Phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam nhận được phản ánh về nỗi bức xúc của người dân huyện Bù Đốp về việc thời gian qua, xóm Tân Phước, xã Tân Tiến huyện Bù Đốp, tỉnh Bình phước diễn ra tình trạng khai thác đất trái phép, gây thất thoát tài nguyên, ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Mặc dù chưa được cơ quan nào cấp phép, nhưng một số cá nhân, doanh nghiệp tự ý mang máy múc tới đào bới đất, cho đất lên các xe tải chở vận chuyển ra ngoài. Diện tích lớn đất đã khai thác và vận chuyển ra ngoài, khối lượng đất bị đào bới và khai thác ước tính lên tới hàng nghìn m3 đất.






Tình trạng khai thác đất trái phép, gây thất thoát tài nguyên, ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông

Ghi nhận thực tế của PV, tại điểm khai thác trái này việc hoạt động khai thác đất diễn ra một cách ngang nhiên, công khai. Nằm bên cạnh tuyến đường liên ấp là một đại công trường khai thác đất bị đào bới nham nhở. Các xe tải ben cỡ lớn đang chờ ăn hàng, khi đã đầy đất, được chở, vận chuyển trái phép ra ngoài. Chỉ cần từ 5 - 10 phút là một chiếc xe ben được múc đầy đầt và hành trình đổ về các dự án trên địa bàn huyện.

Theo chân đoàn xe tải chở đất mang logo Công ty Nhật Minh từ điểm khai thác, hành trình vào công trình thi công đường ĐT 759B. Tại đây chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến, đất khai thác trái phép được chở đến để san lấp công trình xây dựng đường giao thông từ đường ĐT 759B đoạn đi từ ấp Tân Đông xã Tân Thành đến ấp Tân Nhân, Tân Nghĩa, Tân Phước, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước do Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Bù Đốp làm chủ đầu tư.




Cứ 5 - 10 phút là một chiếc xe ben được múc đầy đầt và hành trình đổ về các dự án trên địa bàn huyện

Dự án mở rộng nâng cấp tuyến đường được kỳ vọng sẽ góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng, đổi mới kinh tế và xã hội của bà con địa phương ngày càng phát triển... Tuy nhiên trong quá trình đơn vị nhà thầu thi công lại bộc lộ nhiều dấu hiệu sai phạm khiến dư luận không khỏi hoài nghi về chất lượng công trình.

Theo quan sát của phóng viên, trên tuyến đường lượng xe lưu thông khá đông nhưng đơn vị nhà thầu lại không tổ chức cắm bất kì biển bảng cảnh báo an toàn nào cũng như cọc tiêu, giăng dây cảnh báo thi công tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Hàng ngày có hàng trăm xe tải ra vào lấy đất tại điểm khai thác trái phép này, gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường từ khói, bụi, đường xá bị hư hại nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân tại địa phương.

Qua  ghi nhận phóng viên đã tiếp cận trao đổi với chỉ huy kĩ thuật đang làm việc tại công trình thì được biết, đơn vị thi công là Công ty TNHH Minh Nhật. Điều đáng nói, trong quá trình thi công, Phóng viên chỉ ghi nhận được hình ảnh công nhân đang thi công còn các ban khác như đơn vị tư vấn giám sát, đại diện chủ đầu tư... đều không thấy xuất hiện, mặc nhiên để cho công nhân tự quyết định lấy chất lượng của công trình.  




Trao đổi với chúng tôi, nhiều người dân địa phương tỏ ra bức xúc khi các xe tải ben chở đất cỡ lớn chở nặng, chạy nhanh, lấn đường, cuốn theo bụi bặm, gây ô nhiễm, rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông, nhất là khi tan tầm của các em học sinh.

Từ những thông tin trên chúng tôi liên hệ với ông Văn Công Danh, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bù Đốp, ông Danh cho biết: " Hiện tại trên địa bàn huyện Bù Đốp và ngay vị trí phóng viên phản ánh không có nơi nào được cấp phép mỏ khai thác đất. Tôi đã ghi nhận thông tin và cho anh em xuống xử lý.”

Tiếp đó phóng viên đã phản ánh tới ông Trần Thanh Hữu, Trưởng ban dự án đầu tư xây dựng huyện Bù Đốp liên quan tới khai thác đất trái phép và liệu sẽ hợp thức hóa thi công thanh toán ra sao, ông Hữu cho biết: " Tôi sẽ chỉ đạo kiểm tra giám sát, cũng như rà soát lại và phản hồi thông tin cho anh em”


Bụi bặm "ngút trời”, chở nặng lại chạy nhanh, liên tục lấn đường, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông

Như vậy, dù chưa được cấp phép nhưng khối lượng đất "lậu” đổ về dự án để thi công là rất lớn, trong quá trình khai thác và vận chuyển, những chiếc xe tải trọng lớn, mang logo "Công ty Minh Nhật” chở đất làm rơi vãi xuống đường khiến bụi bặm, gây ô nhiễm môi trường và tạo ra những điểm đen mất an toàn giao thông.

Đối với dự án nâng cấp mở rộng tuyến đường, điều khiến dư luận hoài nghi rằng? chất lượng công trình này sẽ như thế nào khi đơn vị nhà thầu này dùng đất "lậu” khi chưa được cơ quan chuyên môn nào thẩm định cho phép để san lấp dự án. Với khối lượng đất đã dùng trái quy định so với thiết kế ban đầu như vậy thì chủ đầu tư Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Bình Phước sẽ xử lý thế nào? Đơn vị nhà thầu sẽ lấy hóa đơn chứng từ ở đâu với số đất đó?

Hệ lụy ô nhiễm môi trường do khai thác khoáng sản đặc biệt là khai thác đất trái phép từ lâu đã được cảnh báo như: phá vỡ cấu trúc địa chất cảnh quan, tạo ra các bãi thải và hồ chứa với diện tích lớn; gây sạt lở bãi thải, sụt lún lòng đất, và do nước mưa tràn qua các vùng khai thác…

Để đảm bảo chất lượng công trình cũng như cuộc sống của người dân địa phương, đề nghị các Cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước vào cuộc tiến hành kiểm tra, thanh tra vụ việc./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
gfghf
vcxvcx
sdfd

Quảng Bình: Ngang nhiên băm nát đồi núi lấy đất đá trái phép

Một quả đồi lớn tại thôn Xuân Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch đã bị băm nát trong thời gian dài để lấy đất đá trái phép, tuy nhiên chính quyền địa phương lại không hay biết gì…

Khánh Hòa: Rừng bị “xẻ thịt”, trách nhiệm thuộc về ai? (Bài 3)

Những hình ảnh mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được, tại khu vực rừng thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cây rừng bị chặt hạ ngổn ngang, khối lượng gỗ đã được mổ xẻ nằm la liệt...

Hà Nội báo cáo Thủ tướng vụ 3 mỏ cát đấu giá cao bất thường

UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Bộ TN&MT về vụ việc ba mỏ cát trúng đấu giá cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm.

Huyện Lắk - Đắk Lắk: Cần kiểm tra nguồn đất thi công các dự án bờ kè

Việc khai thác một lượng đất lớn tại xã Ea R’Bin (thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) để thi công dự án bờ kè sông Krông Nô khi chưa được cấp phép liệu có truy thu được nguồn thuế, việc quyết toán công trình sẽ như thế nào?

Bù Đăng- Bình Phước: Cần siết chặt hoạt động khai thác, san gạt đất trái phép

Những quả đồi biến dạng, đất bị đào bới nham nhở, đổ đất lấn lòng hồ thủy điện,... là những gì đã và đang diễn ra tại xã Đức Liễu (Bù Đăng). Thế nhưng, việc ngăn chặn tình trạng này đối với UBND xã Đức Liễu vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải?

Mai Sơn, Sơn La: Ngang nhiên khoét núi khai thác tài nguyên trái phép

Mặc dù không được phép khai thác tài nguyên nhưng tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, Mai Sơn hàng ngày người dân nơi đây đưa máy móc, xe cộ vào khoét núi, khai thác tài nguyên một cách công khai…