moitruongplus Nghị định 36/2020/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực kể từ ngày 10-5-2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản để thay thế Nghị định 33/2017/NĐ-CP.


Ảnh Đào Quang Minh

Theo Nghị định này, hành vi xả nước thải có chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ vào nguồn nước với lưu lượng nước thải không vượt quá 5 m3/ngày đêm có mức phạt 60 - 90 triệu đồng đối với cá nhân và 120 - 180 triệu đồng đối với người vi phạm là tổ chức.

Mức phạt này tăng mạnh so với quy định cũ, chỉ bị phạt từ 20 - 30 triệu đồng đối với cá nhân và 40 - 60 triệu đồng đối với tổ chức.

Ngoài ra, hành vi xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt đến 500 triệu đồng.

Mức phạt cụ thể phụ thuộc vào lưu lượng xả nước thải trên ngày đêm. Cụ thể như sau:

Đối với tổ chức vi phạm, mức phạt gấp đôi cá nhân. Vì thế, mức phạt tối đa đối với hành vi xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép theo quy định của pháp luật là 500 triệu đồng./.

Theo Luật sư, Tiến sĩ Đồng Xuân Thụ

Các tin khác


Quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp là một trong những quy định đáng chú ý nhằm đảm bảo quản lý và sử dụng phí này một cách hiệu quả, công khai, minh bạch theo quy định của Nhà nước.

Giá nước sinh hoạt tại TPHCM sẽ điều chỉnh theo đơn giá mới kể từ 1/1/2022

Kể từ 1-1-2022, giá nước sinh hoạt tại TPHCM sẽ được điều chỉnh theo đơn giá mới, tăng từ 300-400 đồng/m3. Ngoài khoản tiền sử dụng nước sinh hoạt tính theo khối lượng nước trên đồng hồ và áp dụng theo giá mới.

Hà Tĩnh: Tìm giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn

Theo đánh giá hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt khu vực nông thôn của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh (Sở KH&CN) nước thải sinh hoạt tại Hà Tĩnh trước đây về cơ bản chưa được thu gom và xử lý.

Phát động chương trình “Mizuiku - Em yêu nước sạch”

Sáng ngày 27/12, Đoàn Thanh niên Trường Đại học Thái Bình, Thành đoàn Thái Bình và Liên đội Trường Tiểu học Vũ Lạc (thành phố Thái Bình) phát động chương trình “Mizuiku- Em yêu nước sạch”. Đây là đơn vị được Tỉnh đoàn - Hội đồng Đội tỉnh chọn làm điểm để triển khai trong toàn tỉnh.

Giữa năm 2022 Thái Nguyên sẽ vận hành nhà máy cấp nước sạch

Nhà máy được đầu tư với các thiết bị nhập khẩu hiện đại, sử dụng công nghệ lọc của Mỹ, sản xuất nước sạch sinh hoạt với tiêu chuẩn cao.

Hà Nội quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 22-12-2021, UBND thành phố Hà Nội đề ra Kế hoạch số 295/KH-UBND về triển khai Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn thành phố Hà Nội.