moitruongplus Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 01/2022/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng nguồn nước do cơ quan trung ương thực hiện, áp dụng từ ngày 25/2/2022.


Cụ thể : Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất; phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất; phí thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển.

Phí thẩm định đề án thăm dò nước dưới đất có mức từ 7,6 triệu đồng/hồ sơ đến 16,4 triệu đồng/hồ sơ, áp dụng đối với đề án thăm dò có lưu lượng nước từ 3.000 m3/ngày đêm đến 30.000m3/ngày đêm, tùy theo số lưu lượng nước.

Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất có mức thu từ 9,4 triệu đồng/hồ sơ đến 17 triệu đồng/hồ sơ áp dụng đối với báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng nước từ 3.000 m3/ngày đêm đến trên 30.000 m3/ngày đêm.

Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn là 3 triệu đồng. Phí thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước mặt và phí thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước biển được quy định từ 12,8 triệu đồng/hồ sơ đến 28,8 triệu đồng/hồ sơ.

Phí thẩm định đề án, báo cáo đối với trường hợp đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung, cấp lại do chuyển nhượng giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất, nước mặt có mức thu bằng 50% mức thu nêu trên. Phí thẩm định đề án, báo cáo đối với trường hợp đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất; thẩm định hồ sơ, điều kiện trong trường hợp gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất có mức thu bằng 30% mức thu trên.

Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là tổ chức thu phí quy định tại Thông tư này.

Tổ chức thu phí phải nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thẩm định, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Tổ chức thu phí được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí được trích để lại 50% trên tổng số tiền phí thẩm định thực thu được để chi cho hoạt động thẩm định, thu phí và nộp 50% vào ngân sách nhà nước.

Thông tư số 01/2022/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 25/2/2022.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác


Giá nước sinh hoạt tại TPHCM sẽ điều chỉnh theo đơn giá mới kể từ 1/1/2022

Kể từ 1-1-2022, giá nước sinh hoạt tại TPHCM sẽ được điều chỉnh theo đơn giá mới, tăng từ 300-400 đồng/m3. Ngoài khoản tiền sử dụng nước sinh hoạt tính theo khối lượng nước trên đồng hồ và áp dụng theo giá mới.

Hà Tĩnh: Tìm giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn

Theo đánh giá hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt khu vực nông thôn của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh (Sở KH&CN) nước thải sinh hoạt tại Hà Tĩnh trước đây về cơ bản chưa được thu gom và xử lý.

Phát động chương trình “Mizuiku - Em yêu nước sạch”

Sáng ngày 27/12, Đoàn Thanh niên Trường Đại học Thái Bình, Thành đoàn Thái Bình và Liên đội Trường Tiểu học Vũ Lạc (thành phố Thái Bình) phát động chương trình “Mizuiku- Em yêu nước sạch”. Đây là đơn vị được Tỉnh đoàn - Hội đồng Đội tỉnh chọn làm điểm để triển khai trong toàn tỉnh.

Giữa năm 2022 Thái Nguyên sẽ vận hành nhà máy cấp nước sạch

Nhà máy được đầu tư với các thiết bị nhập khẩu hiện đại, sử dụng công nghệ lọc của Mỹ, sản xuất nước sạch sinh hoạt với tiêu chuẩn cao.

Hà Nội quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 22-12-2021, UBND thành phố Hà Nội đề ra Kế hoạch số 295/KH-UBND về triển khai Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Ngày 22/12/2021, tại Hà Nội Bộ NN&PTNT phối hợp với UNICEP tại Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.