moitruongplus Sáng 17-3, Báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh phối hợp Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn - TNHH Một thành viên (SAWACO) tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Bảo vệ nước ngầm, đừng để quá muộn” nhằm hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22-3).


Quang cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: ITN

Thông tin từ SAWACO cho biết thêm, từ năm 2017, 100% người dân ở TP Hồ Chí Minh đã được tiếp cận nguồn nước sạch. SAWACO đảm nhận cung cấp nước hầu hết địa bàn thành phố (trừ địa bàn huyện Củ Chi). Tuy nhiên, khó khăn trong việc cấp nước hiện nay là đơn vị ưu tiên gắn đồng hồ nước cho người dân, nhưng nhiều hộ gắn đồng hồ nước mà không sử dụng.

Hiện toàn thành phố có hơn 1,5 triệu đồng hồ nước nhưng có hơn 173.000 đồng hồ nước không sử dụng. Số đồng hồ nước này tập trung ở các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, quận Gò Vấp, Bình Thạnh, quận 12. Ngoài ra, cả thành phố có khoảng 20% đồng hồ chỉ sử dụng mỗi kỳ từ 0 – 4m3 nước. Điều này có một phần liên quan đến việc khai thác nước ngầm còn diễn ra.

Hiện nay, có hai nhóm đối tượng sử dụng nguồn nước ngầm. Đối với nhóm đối tượng là doanh nghiệp sử dụng nước ngầm phải xin phép, có cam kết kế hoạch giảm khai thác rõ ràng, phụ thuộc vào điều kiện thực tế. Nhóm đối tượng thứ 2 là người dân sử dụng nước ngầm cho sinh hoạt, sản xuất, tưới tiêu.

Tại tọa đàm, các đại biểu kiến nghị, cần tăng cường tuyên truyền sâu rộng về hậu quả của việc khai thác, sử dụng nước ngầm quá mức, khuyến khích sử dụng nước sạch. Các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn phải đồng bộ từ cơ quan truyền thông báo chí đến cơ quan, đơn vị, hệ thống chính trị và ở từng địa bàn dân cư. Thành phố cần đưa ra lộ trình giảm số lượng giếng khai thác nước ngầm cụ thể để huy động trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân cùng chung tay bảo vệ nguồn nước ngầm.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác


Giá nước sinh hoạt tại TPHCM sẽ điều chỉnh theo đơn giá mới kể từ 1/1/2022

Kể từ 1-1-2022, giá nước sinh hoạt tại TPHCM sẽ được điều chỉnh theo đơn giá mới, tăng từ 300-400 đồng/m3. Ngoài khoản tiền sử dụng nước sinh hoạt tính theo khối lượng nước trên đồng hồ và áp dụng theo giá mới.

Hà Tĩnh: Tìm giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn

Theo đánh giá hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt khu vực nông thôn của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh (Sở KH&CN) nước thải sinh hoạt tại Hà Tĩnh trước đây về cơ bản chưa được thu gom và xử lý.

Phát động chương trình “Mizuiku - Em yêu nước sạch”

Sáng ngày 27/12, Đoàn Thanh niên Trường Đại học Thái Bình, Thành đoàn Thái Bình và Liên đội Trường Tiểu học Vũ Lạc (thành phố Thái Bình) phát động chương trình “Mizuiku- Em yêu nước sạch”. Đây là đơn vị được Tỉnh đoàn - Hội đồng Đội tỉnh chọn làm điểm để triển khai trong toàn tỉnh.

Giữa năm 2022 Thái Nguyên sẽ vận hành nhà máy cấp nước sạch

Nhà máy được đầu tư với các thiết bị nhập khẩu hiện đại, sử dụng công nghệ lọc của Mỹ, sản xuất nước sạch sinh hoạt với tiêu chuẩn cao.

Hà Nội quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 22-12-2021, UBND thành phố Hà Nội đề ra Kế hoạch số 295/KH-UBND về triển khai Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Ngày 22/12/2021, tại Hà Nội Bộ NN&PTNT phối hợp với UNICEP tại Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.