moitruongplus Ngày Nước Thế giới 22/3/2022 vừa được Liên Hợp Quốc phát động ̣với chủ đề “Groundwater - Making the invisible visible” - “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình” nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng của nước ngầm trong đời sống.


Chủ đề Ngày Nước thế giới năm 2022 cũng hướng đến kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng cần có những hành động khai thác, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước ngầm. Đây sẽ là việc làm trọng tâm để tồn tại và thích ứng với biến đổi khí hậu và đáp ứng nhu cầu của dân số ngày càng tăng.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres vừa phát đi thông điệp Ngày Nước thế giới 2022 và nhấn mạnh: Nhu cầu về nước của nhân loại đang ngày càng lớn dần. Áp lực lên nguồn nước ngày càng tăng do sử dụng quá mức, ô nhiễm và biến đổi khí hậu. Hạn hán và các đợt nắng nóng ngày càng gay gắt và diễn ra thường xuyên hơn. Mực nước biển dâng đang thúc đẩy xâm nhập mặn vào các tầng chứa nước ven biển. Các tầng chứa nước ngầm đang bị cạn kiệt. Nước có thể là nguồn gốc của xung đột nhưng cũng là khởi nguồn của sự hợp tác. Điều quan trọng là chúng ta phải làm việc cùng nhau để tạo ra khả năng quản lý tốt hơn đối với tất cả các nguồn nước, bao gồm cả nguồn cung cấp nước ngầm trên thế giới.

Nước ngầm không thể nhìn thấy, nhưng chúng ta không thể vì thế không nghĩ và quan tâm đến nó. Được tích trữ trong đá và đất, nước ngầm là nguồn nước ngọt lớn nhất của chúng ta. Nó duy trì nguồn cung cấp nước uống, hệ thống vệ sinh, nông nghiệp, công nghiệp và hệ sinh thái. Tuy nhiên, khoảng 20% các tầng chứa nước trên thế giới đang bị khai thác quá mức. Ở nhiều nơi, chúng ta chỉ đơn giản là không biết trữ lượng của nguồn tài nguyên quý giá này còn bao nhiêu. Chúng ta cần cải thiện việc thăm dò, giám sát và phân tích tài nguyên nước ngầm nhằm bảo vệ, quản lý tốt hơn và giúp đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

Hội nghị về nước của Liên Hợp Quốc trong năm tới sẽ tạo một cơ hội quyết định để thúc đẩy hành động về nước cho sự phát triển bền vững. Nhân Ngày Nước thế giới 22/3/2022, chúng ta hãy cam kết tăng cường hợp tác giữa các ngành và hợp tác xuyên biên giới để có thể cân bằng bền vững giữa nhu cầu của con người và thiên nhiên; đồng thời khai thác, sử dụng bền vững nước ngầm cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác


Giá nước sinh hoạt tại TPHCM sẽ điều chỉnh theo đơn giá mới kể từ 1/1/2022

Kể từ 1-1-2022, giá nước sinh hoạt tại TPHCM sẽ được điều chỉnh theo đơn giá mới, tăng từ 300-400 đồng/m3. Ngoài khoản tiền sử dụng nước sinh hoạt tính theo khối lượng nước trên đồng hồ và áp dụng theo giá mới.

Hà Tĩnh: Tìm giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn

Theo đánh giá hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt khu vực nông thôn của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh (Sở KH&CN) nước thải sinh hoạt tại Hà Tĩnh trước đây về cơ bản chưa được thu gom và xử lý.

Phát động chương trình “Mizuiku - Em yêu nước sạch”

Sáng ngày 27/12, Đoàn Thanh niên Trường Đại học Thái Bình, Thành đoàn Thái Bình và Liên đội Trường Tiểu học Vũ Lạc (thành phố Thái Bình) phát động chương trình “Mizuiku- Em yêu nước sạch”. Đây là đơn vị được Tỉnh đoàn - Hội đồng Đội tỉnh chọn làm điểm để triển khai trong toàn tỉnh.

Giữa năm 2022 Thái Nguyên sẽ vận hành nhà máy cấp nước sạch

Nhà máy được đầu tư với các thiết bị nhập khẩu hiện đại, sử dụng công nghệ lọc của Mỹ, sản xuất nước sạch sinh hoạt với tiêu chuẩn cao.

Hà Nội quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 22-12-2021, UBND thành phố Hà Nội đề ra Kế hoạch số 295/KH-UBND về triển khai Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Ngày 22/12/2021, tại Hà Nội Bộ NN&PTNT phối hợp với UNICEP tại Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.