moitruongplus Vào tháng 6 vừa qua, tổ chức Mạng lưới cộng tác vì nước toàn cầu (GWP) đã công bố báo cáo có nhan đề “Huy động sự thay đổi:10 năm đầu tư vào nước có khả năng chống chịu với khí hậu” là một đóng góp quan trọng và có tính trọng tâm vào việc thực hiện phát triển mang tính chuyển đổi nhằm giải quyết các thách thức của biến đổi khí hậu đối với an ninh nguồn nước.

Theo Ông Darío Soto-Abril - Thư ký điều hành GWP cho biết: Báo cáo "Huy động sự thay đổi: 10 năm đầu tư vào nước có khả năng chống chịu với khí hậu” đã thông qua các câu chuyện về sự thay đổi từ khắp nơi trên thế giới với những bài học kinh nghiệm trong các hoạt động, chương trình, dự án về nước và khí hậu gần 10 năm của GWP.  Từ những bài học này có thể chuyển giao cho các lĩnh vực khác. Qua những đánh giá ở nhiều cấp độ, quy mô GWP hướng tới khuyến khích và chứng minh cho các nhà hoạch định chính sách, những người ra quyết định về tầm quan trọng, vai trò của việc quản trị nước đối với các chính sách, hoạt động ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu như một yếu tố cần thiết trong kế hoạch phát triển. Báo cáo này cũng đồng thời giải thích những vấn đề nảy sinh dễ gặp, những phản ứng và cách thực hiện các biện pháp can thiệp trong quá trình thực hiện các dự án, chương trình về nước. 

Tại sự kiện ra mắt báo cáo vào đầu tháng 6/2021 đã quy tụ hơn 120 người tham gia. Năm 2021 cũng đánh dấu 25 năm GWP vận động các đối tác vì một thế giới an toàn về nguồn nước, sự vận động này đòi hỏi cam kết lâu dài để quản lý nước. 
 
Ảnh minh hoạ

Ông Darío Soto-Abril cũng cho biết, báo cáo đã nêu rõ kinh nghiệm lâu dài, xuyên suốt trong 25 năm hoạt động của GWP về cách thức cải thiện quản lý nước đã giúp các chính phủ và cộng đồng dân cư trở nên kiên cường hơn trước các tác động của biến đổi khí hậu. 

Ông Alex Simalabwi, Trưởng ban toàn cầu của GWP, đồng thời là lãnh đạo chương trình nước và khí hậu của GWP cho biết: Các bài học của chương trình này tái khẳng định sự liên quan của sự liên kết giữa khí hậu và phát triển thông qua nước. Qua các bài học, hiểu biết và kinh nghiệm đề xuất các ưu tiên về nước được thúc đẩy trong việc lập kế hoạch thích ứng quốc gia, tạo điều kiện tiếp cận nguồn tài chính cho các dự án về nước, xây dựng khả năng chống chịu và hỗ trợ lập kế hoạch tích hợp cho cơ sở hạ tầng, dịch vụ nước.

Báo cáo cũng cho biết, GWP đã hỗ trợ đạt được 1,5 tỉ euro cho các khoản đầu tư vào tài nguyên nước chống chịu với biến đổi khí hậu trong vòng 10 năm qua, thông qua các quan hệ đối tác giữa GWP với các nhà đầu tư, và các dự án ở khắp các khu vực mà GWP đã hoạt động. Đây là một thành tích đáng kể với tỉ lệ đạt được là 1:33 đầu tư vào nước và khí hậu giúp các ngân hàng, các nhà hoạch địch chính sách tài chính của khu vực, quốc gia, lãnh thổ tham khảo so sánh cũng như bài học cụ thể cho các chính sách của mình trong tương lai. 

Vào tháng 01 năm 2020, GWP bắt đầu thực hiện chiến lược đầy tham vọng có chủ đề "Vận động cho một thế giới an toàn về nước” nhằm mục đích gây dựng mức đầu tư hơn 10 tỷ euro vào các dự án liên quan đến nước trong sáu năm tới và thúc đẩy đáng kể các Mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến nước (SDG) cho hơn 4 tỷ người sống tại 60 quốc gia và 20 lưu vực xuyên biên giới trên bốn lục địa: Châu Á, Châu Phi, Châu Âu và Châu Mỹ Latinh và vùng Caribe. 

Theo Lê Oanh (DWRM dịch)

Các tin khác


Quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp là một trong những quy định đáng chú ý nhằm đảm bảo quản lý và sử dụng phí này một cách hiệu quả, công khai, minh bạch theo quy định của Nhà nước.

Giá nước sinh hoạt tại TPHCM sẽ điều chỉnh theo đơn giá mới kể từ 1/1/2022

Kể từ 1-1-2022, giá nước sinh hoạt tại TPHCM sẽ được điều chỉnh theo đơn giá mới, tăng từ 300-400 đồng/m3. Ngoài khoản tiền sử dụng nước sinh hoạt tính theo khối lượng nước trên đồng hồ và áp dụng theo giá mới.

Hà Tĩnh: Tìm giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn

Theo đánh giá hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt khu vực nông thôn của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh (Sở KH&CN) nước thải sinh hoạt tại Hà Tĩnh trước đây về cơ bản chưa được thu gom và xử lý.

Phát động chương trình “Mizuiku - Em yêu nước sạch”

Sáng ngày 27/12, Đoàn Thanh niên Trường Đại học Thái Bình, Thành đoàn Thái Bình và Liên đội Trường Tiểu học Vũ Lạc (thành phố Thái Bình) phát động chương trình “Mizuiku- Em yêu nước sạch”. Đây là đơn vị được Tỉnh đoàn - Hội đồng Đội tỉnh chọn làm điểm để triển khai trong toàn tỉnh.

Giữa năm 2022 Thái Nguyên sẽ vận hành nhà máy cấp nước sạch

Nhà máy được đầu tư với các thiết bị nhập khẩu hiện đại, sử dụng công nghệ lọc của Mỹ, sản xuất nước sạch sinh hoạt với tiêu chuẩn cao.

Hà Nội quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 22-12-2021, UBND thành phố Hà Nội đề ra Kế hoạch số 295/KH-UBND về triển khai Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn thành phố Hà Nội.