moitruongplus Để giải quyết vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu cần có sự chung tay của tất cả mọi người. Đây không phải trách nhiệm của riêng một cường quốc nào, hay của những doanh nghiệp tỷ đô như chúng ta thường nghĩ.

Thông qua Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về khí hậu diễn ra vào tháng 04 vừa qua, Mỹ đã đưa ra công bố về mục tiêu giảm phát thải carbon khoảng 50% vào năm 2030 so với mức năm 2005. Mỹ là quốc gia phát thải khí nhà kính lớn thứ hai trên thế giới và hiện chỉ đứng sau Trung Quốc. Những cam kết liên quan đến vấn đề môi trường của Mỹ luôn được theo dõi chặt chẽ như thể cả thế giới đang nín thở xem cường quốc này thực hiện lời hứa của mình đối với trái đất như thế nào, mang lại hiệu quả ra sao.

Việc Mỹ, Trung Quốc, Anh hay bất kỳ quốc gia Châu Âu nào với nền công nghiệp phát triển vũ bão nếu thực hiện được cam kết của họ đối với vấn đề phát thải carbon và biến đổi khí hậu đều sẽ mang lại những biến chuyển tích cực to lớn cho môi trường sống. Tuy nhiên, khi nói về môi trường, chúng ta cần nhìn nhận rằng đây là vấn đề "không của riêng ai". Chúng ta đều đang chia sẻ một phần không khí và diện tích trên trái đất, chính tư duy chủ động bảo vệ môi trường sẽ giúp chúng ta cải thiện cuộc sống của bản thân mình tốt hơn.

Là một trong những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ điện tử dân dụng, LG nhận thức được rằng, cần có những chiến lược cụ thể đo lường bằng con số hướng đến mục tiêu hạn chế sự nóng lên của hành tinh, ngăn chặn các tác động của biến đổi khí hậu trước thực trạng các ngành kinh tế và công nghiệp đang phát triển không ngừng. LG đã và đang nỗ lực thúc đẩy năng lượng tái tạo và cam kết nhiều hơn với các sáng kiến về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG): LG lên kế hoạch cắt giảm lượng phát thải khí carbon từ 1,9 triệu tấn trong năm 2017 xuống còn 960.000 tấn trong năm 2030 thông qua việc sử dụng các hệ thống quản lý năng lượng và mở rộng việc sử dụng năng lượng mặt trời tại các nhà máy và văn phòng. LG là một trong những nhà sản xuất đầu tiên trên thế giới vận hành các cơ sở thử nghiệm năng lượng mặt trời trong nhà được chứng nhận bởi hai cơ quan kiểm tra và chứng nhận quốc tế - UL và TÜV Rheinland.

Bên cạnh đó, LG còn có kế hoạch đẩy mạnh việc tham gia cơ chế phát triển sạch (CDM: Clean Development Mechanism) do Liên hợp quốc (LHQ) dẫn đầu, cho phép trao đổi hạn ngạch khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính trong các dự án năng lượng ở các nước đang phát triển. Theo kế hoạch đã đặt ra, LG sẽ đầu tư 4.5 tỷ USD vào ngành công nghiệp xe điện trong 4 năm tới, thành lập doanh nghiệp liên doanh cùng General Motors Corporation, hãng sản xuất ô tô Hoa Kỳ, để triển khai kế hoạch này.

LG là một trong những ví dụ điển hình đại diện cho rất nhiều các doanh nghiệp đa quốc gia trên hành trình tạo nên nhiều hơn những tác động tích cực đối với môi trường. Đây là thập kỷ mang tính quyết định nếu chúng ta mong muốn có thể xoay chuyển được tình thế. Bởi lẽ theo một số nhận định, nếu việc nhận thấy những gì cần làm không thể đi đến hành động ngay lúc này thì cho đến năm 2030, sẽ có rất nhiều những dự định khác trở nên bất khả thi. Quá trễ để quay đầu là những gì thế hệ con cháu của chúng ta sẽ trải nghiệm rõ nét nhất.

Khuyến khích người tiêu dùng trên toàn cầu chung tay cải thiện chất lượng môi trường sống cũng nằm trong mục tiêu chiến lược dài hạn của LG. Để làm được điều này, LG liên tục nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm gia dụng được vận hành dựa trên nguyên lý tiết kiệm điện năng, đồng thời bảo vệ sức khỏe người dùng.

Điển hình như dòng sản phẩm máy giặt lồng ngang của LG được ứng dụng công nghệ AI DD - động cơ truyền động trực tiếp tích hợp trí tuệ nhân tạo vận hành dựa trên việc nhận biết khối lượng giặt và chất liệu vải để tự động chọn lựa chế độ giặt tối ưu nhất, vừa giúp giặt sạch quần áo vừa bảo vệ sợi vải tốt đến 18%. Hay công nghệ DUAL Inverter Heat Pump™ của LG ứng dụng trên cả máy giặt và máy sấy thế hệ mới giúp tiết kiệm điện tối đa trong quá trình sử dụng. LG Styler với công nghệ True Steam có thể loại bỏ lên tới 99,9% vi khuẩn có trong quần áo và các vật dụng bằng vải có nguy cơ gây kích ứng da và các bệnh hô hấp.

Các dòng TV mới của LG đều sử dụng tấm nền được chứng nhận thân thiện với môi trường bởi tổ chức kiểm định uy tín SGS (Thụy Sỹ). Đặc biệt dòng LG OLED sử dụng chất liệu bán dẫn hữu cơ tự phát sáng, không chứa thủy ngân hay kim loại nặng, không cần tới đèn nền LED xanh nhằm không gây hại cho đôi mắt, sức khỏe người dùng. Với công nghệ tự phát sáng, LG OLED cũng sử dụng ít thành phần nhựa hơn so với TV LED-LCD thông thường, từ đó giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.

Dòng tủ lạnh LG French Door cũng là đại diện cho cam kết song song: Tiết kiệm điện năng và bảo vệ sức khỏe người dùng. Sản phẩm với công nghệ HygieneFresh+™ tiêu diệt đến 99,999% 5 loại vi khuẩn điển hình (kiểm nghiệm bởi Intertek); thanh lọc nước với tia UV-Nano loại sạch 99,999% vi khuẩn để nước đạt độ tinh khiết, an toàn cho sức khỏe.

Bảo vệ môi trường đồng nghĩa với bảo vệ sức khỏe bản thân. Do vậy đây là lúc chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận lại những cách thức cụ thể để tạo nên những tác động tích cực hơn đối với môi trường, cụ thể từ việc lựa chọn các thiết bị điện gia dụng.

Theo Dân trí

Các tin khác


Phú Thọ: Chủ động lắp các trạm quan trắc môi trường tự động

Theo Trưởng phòng kiểm soát ô nhiễm, Chi cục Bảo vệ Môi trường, việc lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động giúp doanh nghiệp “chứng minh” được nguồn thải ra môi trường đang ở mức độ cho phép.

Phân loại rác tại nguồn - nhìn từ góc độ vĩ mô

Phân loại chất thải tại nguồn chính là một trong những hành động cơ bản nhất, đơn giản nhất để bảo vệ môi trường.

Hành tinh có lẽ không thể chịu đựng thêm được nữa từ ô nhiễm nhựa và hóa chất

Các nhà hoạt động môi trường xót xa cảnh báo, hành tinh có lẽ không thể chịu đựng thêm được nữa từ ô nhiễm nhựa và ô nhiễm hóa chất.

Thanh Hoá: Bảo vệ môi trường Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề - bài toán khó!

Công tác quản lý, thu gom, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường (BVMT) tại các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn đang tồn tại nhiều bất cập.

Những phương pháp xử lý rác thải hiệu quả hiện nay

Rác thải cần được phân loại để tái chế hoặc xử lý nhiệt. Nếu không xử lý được bằng 2 phương pháp trên thì sẽ đưa vào bãi chôn lấp sau khi xử lý phù hợp.

Lá nhân tạo hút khí CO2 của Mỹ: Hiệu quả cao gấp 100 lần thiết bị hiện hành

Các kỹ sư tại Đại học Illinois Chicago ở Mỹ đã chế tạo một loại lá nhân tạo tiết kiệm chi phí có thể thu giữ khí CO2 cao hơn 100 lần so với các hệ thống hiện tại.