moitruongplus Theo tài liệu công bố gần đây của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), 60% các quốc gia đang không được tiếp cận với thông tin liên tục hay báo cáo hàng năm về chất lượng không khí từ các trạm quan trắc PM2.5 mặt đất.


Trạm quan trắc chất lượng không khí ở Hà Nội. Ảnh: Tư liệu

Tại Việt Nam một vài năm gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh đang được báo động khi nhiều chỉ số quan trọng như nồng độ bụi PM2.5, nồng độ Nox, SO2… đều vượt ngưỡng cho phép. Điều đáng nói, dữ liệu chất lượng không khí ở Việt Nam thường không đầy đủ và không liên tục, ngay cả ở các thành phố lớn. Nguyên nhân của tình trạng này là các trạm quan trắc chất lượng không khí do các cơ quan nhà nước quản lý chưa đủ độ phủ trên các đô thị lớn hoặc có những lúc hoạt động không liên tục.

Thực tế, trong bối cảnh mạng lưới quan trắc không khí của Nhà nước còn chưa thể đáp ứng nhu cầu nắm bắt thông tin về chất lượng không khí, một mạng lưới quan trắc phổ thông, tự phát do các nhóm nhỏ trong nước lắp đặt đã hình thành và phát triển với tốc độ nhanh chóng. Các mạng lưới này thu thập dữ liệu từ hàng ngàn thiết bị cảm biến chi phí thấp do các gia đình hay tòa nhà tự lắp đặt, các mạng lưới này chia sẻ công khai dữ liệu quan trắc chất lượng không khí theo thời gian thực lên các nền tảng công nghệ để tất cả mọi người dễ dàng theo dõi. Nhờ đó, không ít người dân đã bắt đầu có thói quen kiểm tra tình hình chất lượng không khí mỗi khi ra khỏi nhà, và quan tâm đến những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí.

Tuy nhiên, để thông tin về quan trắc chất lượng không khí được phủ rộng, chia sẻ đến tới đông đảo người dân, các chuyên gia về môi trường cho rằng, Việt Nam phải khẩn trương xây dựng khung chính sách để phối hợp đồng bộ các giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là quan trắc chất lượng không khí. Bên cạnh đó, tham khảo các kinh nghiệm và xu thế quốc tế để thúc đẩy ứng dụng công nghệ cảm biến.

Thực tế hiện nay, việc đầu tư cho việc ứng dụng công nghệ mới trong theo dõi chất lượng không khí còn manh mún, nhiều địa phương gần như chưa có trạm quan trắc chất lượng không khí chuẩn nên việc chia sẻ số liệu quan trắc gần như là không có. Hơn nữa, hiện các cơ quan chức năng vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong phân tích nguyên nhân gây ô nhiễm không khí do không kiểm soát được nguồn thải đến từ phương tiện giao thông, công trình xây dựng, làng nghề, nhà máy hay các hoạt động dân sinh như đốt rác, đốt rơm rạ do thiếu thông tin về quan trắc chất lượng không khí.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác


Phú Thọ: Chủ động lắp các trạm quan trắc môi trường tự động

Theo Trưởng phòng kiểm soát ô nhiễm, Chi cục Bảo vệ Môi trường, việc lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động giúp doanh nghiệp “chứng minh” được nguồn thải ra môi trường đang ở mức độ cho phép.

Phân loại rác tại nguồn - nhìn từ góc độ vĩ mô

Phân loại chất thải tại nguồn chính là một trong những hành động cơ bản nhất, đơn giản nhất để bảo vệ môi trường.

Hành tinh có lẽ không thể chịu đựng thêm được nữa từ ô nhiễm nhựa và hóa chất

Các nhà hoạt động môi trường xót xa cảnh báo, hành tinh có lẽ không thể chịu đựng thêm được nữa từ ô nhiễm nhựa và ô nhiễm hóa chất.

Thanh Hoá: Bảo vệ môi trường Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề - bài toán khó!

Công tác quản lý, thu gom, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường (BVMT) tại các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn đang tồn tại nhiều bất cập.

Những phương pháp xử lý rác thải hiệu quả hiện nay

Rác thải cần được phân loại để tái chế hoặc xử lý nhiệt. Nếu không xử lý được bằng 2 phương pháp trên thì sẽ đưa vào bãi chôn lấp sau khi xử lý phù hợp.

Lá nhân tạo hút khí CO2 của Mỹ: Hiệu quả cao gấp 100 lần thiết bị hiện hành

Các kỹ sư tại Đại học Illinois Chicago ở Mỹ đã chế tạo một loại lá nhân tạo tiết kiệm chi phí có thể thu giữ khí CO2 cao hơn 100 lần so với các hệ thống hiện tại.