moitruongplus Tổng mức đầu tư để nâng chất lượng nước thải sau xử lý của Nhà máy xử lý nước thải TP Cần Thơ là trên 36,324 tỉ đồng

Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ vừa ký ban hành Quyết định số 2500/QĐ-UBND, ngày 7-10-2021, phê duyệt điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình nâng chất lượng nước thải sau xử lý của Nhà máy xử lý nước thải TP Cần Thơ từ cột B lên cột A theo Quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp (QCVN 40:2011/BTNMT) của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 

Theo đó, tổng mức đầu tư để nâng chất lượng nước thải sau xử lý của Nhà máy xử lý nước thải TP Cần Thơ là trên 36,324 tỉ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng sau thuế trên 24,146 tỉ đồng; chi phí thiết bị trên 5,088 tỉ đồng; chi phí quản lý dự án trên 669 triệu đồng; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng trên 2,531 tỉ đồng; chi phí khác trên 512 triệu đồng và phần còn lại là chi phí dự phòng.

Việc đầu tư Nhà máy xử lý nước thải TP Cần Thơ góp phần nâng cao hiệu quả, đảm bảo an toàn chất lượng nước sau khi xử lý xả ra môi trường. Ảnh minh họa

Dự án thu gom, xử lý nước thải TP Cần Thơ (Nhà máy xử lý nước thải TP Cần Thơ) đưa vào vận hành từ tháng 7-2018, có tổng mức đầu tư trên 494 tỉ đồng, trong đó, Ngân hàng Tái thiết Đức tài trợ 281 tỉ đồng, phần còn lại là vốn đối ứng của TP Cần Thơ. Nhà máy có công nghệ lắng lọc cấy vi sinh để xử lý, với công suất 30.000m3/ngày đêm. Tuy nhiên mạng lưới thu gom đấu nối chưa đầy đủ nên hiện tại nhà máy xử lý khoảng 21.000-22.000m3/ngày đêm, lúc cao điểm xử lý 25.000-26.000m3/ngày đêm (tùy thời điểm). Nhà máy xử lý nước thải TP Cần Thơ đã chính thức được UBND thành phố quyết định đầu tư góp phần nâng cao hiệu quả, đảm bảo an toàn chất lượng nước sau khi xử lý xả ra môi trường...


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác


Phú Thọ: Chủ động lắp các trạm quan trắc môi trường tự động

Theo Trưởng phòng kiểm soát ô nhiễm, Chi cục Bảo vệ Môi trường, việc lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động giúp doanh nghiệp “chứng minh” được nguồn thải ra môi trường đang ở mức độ cho phép.

Phân loại rác tại nguồn - nhìn từ góc độ vĩ mô

Phân loại chất thải tại nguồn chính là một trong những hành động cơ bản nhất, đơn giản nhất để bảo vệ môi trường.

Hành tinh có lẽ không thể chịu đựng thêm được nữa từ ô nhiễm nhựa và hóa chất

Các nhà hoạt động môi trường xót xa cảnh báo, hành tinh có lẽ không thể chịu đựng thêm được nữa từ ô nhiễm nhựa và ô nhiễm hóa chất.

Thanh Hoá: Bảo vệ môi trường Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề - bài toán khó!

Công tác quản lý, thu gom, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường (BVMT) tại các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn đang tồn tại nhiều bất cập.

Những phương pháp xử lý rác thải hiệu quả hiện nay

Rác thải cần được phân loại để tái chế hoặc xử lý nhiệt. Nếu không xử lý được bằng 2 phương pháp trên thì sẽ đưa vào bãi chôn lấp sau khi xử lý phù hợp.

Lá nhân tạo hút khí CO2 của Mỹ: Hiệu quả cao gấp 100 lần thiết bị hiện hành

Các kỹ sư tại Đại học Illinois Chicago ở Mỹ đã chế tạo một loại lá nhân tạo tiết kiệm chi phí có thể thu giữ khí CO2 cao hơn 100 lần so với các hệ thống hiện tại.