moitruongplus Hà Nội đang gặp khó trong việc xử lý rác thải sinh hoạt. Các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt của Thành phố sắp không còn khả năng tiếp nhận, trong khi các nhà máy xử lý rác công nghệ hiện đại vẫn đang bị chậm tiến độ.


Bãi rác Nam Sơn

Thành phố Hà Nội có 2 khu xử lý chất thải rắn là Xuân Sơn (Sơn Tây, Ba Vì) và Nam Sơn (Sóc Sơn) để xử lý theo phương thức chôn lấp. Tuy nhiên, cùng với thời gian, các bãi chôn lấp đã dần quá tải và sắp không còn khả năng tiếp nhận rác thải. Trong khi đó, Nhà máy đốt rác phát điện Thiên Ý - dự án được kỳ vọng sẽ xử lý trên 90% lượng rác sinh hoạt đổ về bãi rác Nam Sơn vẫn đang liên tục chậm tiến độ.

Theo kế hoạch của Sở Xây dựng Hà Nội khối lượng rác chôn lấp tại bãi Nam Sơn năm 2021 sẽ là 704.085 tấn; năm 2022 là 920.530 tấn. Khối lượng rác thải còn lại được xử lý tại nhà máy đốt rác Thiên Ý (công suất 4.000 tấn/ngày). Tuy nhiên, do Nhà máy đốt rác phát điện Thiên Ý chậm tiến độ đến nay chưa rõ thời điểm đưa vào vận hành chính thức. Đến thời điển này, đơn vị vận hành bãi rác Nam Sơn đã phải tiếp nhận vượt kế hoạch 76% tổng khối lượng được giao năm 2021.

Tại bãi rác Xuân Sơn - khu vực tiếp nhận và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của 12 huyện của Hà Nội với khối lượng trung bình hiện khoảng 1.500 tấn/ngày. Trong đó, xử lý chôn lấp 1.400 tấn/ngày, cao hơn kế hoạch được giao 230 tấn/ngày tương đương khoảng 20% dẫn đến quá tải cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Nếu không có những giải pháp kịp thời thì đến cuối năm nay, bãi rác Xuân Sơn cũng hết chỗ chứa rác.

Nhằm giải quyết vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố trong bối cảnh các khu chôn lấp hợp vệ sinh không còn khả năng tiếp nhận, thành phố Hà Nội đã phê duyệt, triển khai nhiều dự án nhà máy xử lý chất thải theo hướng hiện đại, biến rác thành tài nguyên. Tuy vậy, đến thời điểm này, các dự án vì nhiều lý do khác nhau vẫn đang giậm chân tại chỗ.


Dự án Nhà máy đốt rác phát điện Thiên Ý đang bị chậm tiến độ

Dự án Nhà máy đốt rác phát điện Thiên Ý nằm trong Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Sóc Sơn, được UBND TP. Hà Nội chấp thuận chủ trương từ năm 2017, tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng. Đây là một trong những công trình trọng điểm của Hà Nội, sử dụng công nghệ đốt rác bằng lò ghi cơ học của Bỉ. Được đánh giá là dự án điện rác có quy mô lớn hàng đầu thế giới; Nhà máy có công suất xử lý 4.000 tấn rác/ngày đêm và dự kiến công suất phát điện khoảng 75 MW điện/giờ. Khi đi hoạt động, nhà máy dự kiến sẽ xử lý hơn 2/3 số rác của toàn TP Hà Nội. Theo cam kết cuối năm 2019 với lãnh đạo Hà Nội, nhà máy sẽ hoàn thành vào tháng 8/2020, chính thức vận hành vào tháng 10/2020. Tuy nhiên, đến thời điểm này, sau nhiều lần cam kết, dự án vẫn chưa thể hoàn thành.

Về tiến độ của dự án Nhà máy đốt rác phát điện Thiên Ý, đại diện Công ty cổ phần Năng lượng Thiên Ý - Chủ đầu tư dự án cho biết, chắc chắn tiến độ của dự án sẽ bị chậm so với kế hoạch đề ra khoảng 2 tháng. Nếu không có gì thay đổi, phải đến hết năm 2021, dự án mới có thể hoàn thành và đi vào hoạt động.

Ngoài Dự án Nhà máy đốt rác phát điện Thiên Ý, có thể kể đến Dự án nhà máy Điện rác Seraphin có công suất 1.500 tấn/ngày được thành phố Hà Nội quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư từ tháng 6/2020. Hiện, công ty cổ phần Công nghệ xanh Seraphin đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý để khởi công nhà máy trong quý IV/2021.

Nói về tình trạng trên, các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường cho biết, câu chuyện quá tải của bãi chôn lấp rác tại Hà Nội không phải là vấn đề mới, nó đã tồn tại từ nhiều năm nay, để chấm dứt tình trạng trên, Hà Nội cần quyết liệt, mạnh tay xử lý những dự án xử lý rác thải chậm tiến độ, kiên quyết thay thế những đơn vị không đảm bảo năng lực, có quyết định đầu tư nhưng chậm, không triển khai thực hiện.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác


Phú Thọ: Chủ động lắp các trạm quan trắc môi trường tự động

Theo Trưởng phòng kiểm soát ô nhiễm, Chi cục Bảo vệ Môi trường, việc lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động giúp doanh nghiệp “chứng minh” được nguồn thải ra môi trường đang ở mức độ cho phép.

Phân loại rác tại nguồn - nhìn từ góc độ vĩ mô

Phân loại chất thải tại nguồn chính là một trong những hành động cơ bản nhất, đơn giản nhất để bảo vệ môi trường.

Hành tinh có lẽ không thể chịu đựng thêm được nữa từ ô nhiễm nhựa và hóa chất

Các nhà hoạt động môi trường xót xa cảnh báo, hành tinh có lẽ không thể chịu đựng thêm được nữa từ ô nhiễm nhựa và ô nhiễm hóa chất.

Thanh Hoá: Bảo vệ môi trường Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề - bài toán khó!

Công tác quản lý, thu gom, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường (BVMT) tại các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn đang tồn tại nhiều bất cập.

Những phương pháp xử lý rác thải hiệu quả hiện nay

Rác thải cần được phân loại để tái chế hoặc xử lý nhiệt. Nếu không xử lý được bằng 2 phương pháp trên thì sẽ đưa vào bãi chôn lấp sau khi xử lý phù hợp.

Lá nhân tạo hút khí CO2 của Mỹ: Hiệu quả cao gấp 100 lần thiết bị hiện hành

Các kỹ sư tại Đại học Illinois Chicago ở Mỹ đã chế tạo một loại lá nhân tạo tiết kiệm chi phí có thể thu giữ khí CO2 cao hơn 100 lần so với các hệ thống hiện tại.